Sau khi sinh em bé, cả cơ thể và tinh thần của người mẹ cần thời gian để hồi phục và nghỉ ngơi. Bài tập yoga sau sinh có thể đáp ứng yêu cầu cả về thể chất lẫn tinh thần. Bài tập này tập trung vào việc hồi phụ và giảm vớt căng thẳng, trầm cảm sau sinh.
Các bà mẹ có thể bắt đầu tập bài tập này kể từ vài ngày đến vài tuần sau khi sinh, tuỳ vào cuộc sinh nở diễn ra như thế nào.
Yoga sau sinh là gì?
Yoga sau sinh là một bài tập yoga cường độ thấp đã được điều chỉnh để phù hợp với cơ thể người phụ nữ sau sinh. Có rất nhiều thay đổi trên cơ thể người phụ nữ sau sinh do đó bài tập này được thiết kế để giúp cơ thể phục hồi. Tập bài tập này sẽ mang lại lợi ích lớn nhất trong suốt 3 tháng đầu sau khi sinh.
Hình minh họa – nguồn internet
Một minh chứng về lợi ích của việc tập yoga sau sinh đó là giúp giảm nguy cơ sau sinh. Yoga cũng giúp cân bằng năng lượng, giảm huyết áp và căng thẳng, lo âu.
Yoga sau sinh cũng có thể cho bà mẹ rất nhiều lợi ích sau:
+ Tăng khả năng giữ bình tĩnh
+ Giảm lo âu và trầm cảm
+ Giảm kích động, giận dữ
+ Tăng cường năng lượng
+ Hạ huyết áp
+ Giảm căng các cơ bắp của cơ thể
+ Thư giản nhờ thiền định
Tại sao bạn nên thử tập bài tập yoga sau sinh?
Bài tập yoga dùng để cân bằng cảm xúc, tâm lý, thể lực và tinh thần của bản thân. Yoga sẽ giúp ích trong khi bạn đang trải qua giai đoạn vừa sinh con xong, nó sẽ nâng cảm xúc và năng lượng của bạn, giúp bạn dần dần tái kết nối lại với cơ thể của mình.
Tập yoga làm giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Những triệu chứng này ban đầu có mức độ nhẹ, xuất hiện trong vòng vài tuần sau sinh hoặc thậm chí cho đến 1 năm đầu sau sinh.
Các triệu chứng đó bao gồm:
+ Dao động cảm xúc nặng
+ Khóc không kiểm soát
+ Buồn phiền về em bé của bạn
+ Tách xa khỏi gia đình và bạn bè
+ Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
+ Mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều
+ Cảm thấy vô cùng mệt mỏi
+ Không còn hứng thú với những điều trước đây bạn từng hứng thú
+ Dễ cáu gắt và giận dữ
+ Lo sợ rằng mình không thể là người mẹ tốt
+ Tuyệt vọng hoặc cảm thấy mặc cảm, tội lỗi
+ Lo âu
+ Có ý nghĩ muốn tự làm hại bản thân
Nếu bạn trải qua bất kỳ biểu hiện nào sau khi sinh con, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, điều trị thích hợp.
Ngoài việc giảm lo âu, trầm cảm, yoga đơn giản giúp bạn thư giãn vì vậy bạn nên hiểu cơ thể bạn và biết khi nào nên dừng lại để tránh tập quá sức hoặc quá nhanh sẽ có hại cho cơ thể.
Các lớp yoga sau sinh nên có những tư thế đã được điều chỉnh để tránh quá sức cho bà mẹ, đặc biệt là trong những tuần, những tháng đầu sau sinh.
Bài tập yoga nhẹ nhàng sau đây có thể giúp bạn khi bắt đầu tập:
– Hít thở vào và kết nối cơ thể, tâm trí của bạn
– Hít thở một hơi dài vào bụng và kết nối sâu với tâm trí bạn
– Di chuyển cột sống tạo tư thế con mèo- con bò
– Phục hồi bụng và giúp máu lưu thông tốt với tư thế đứa trẻ
– Điều chỉnh cơ thể và cân bằng hệ thần kinh của bạn bằng tư thế gác chân lên tường
– Thư giãn toàn bộ cơ thể với tư thế Savasana (còn gọi là tư thế xác chết) đã điều chỉnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tập bài tập yoga cùng với em bé, việc này sẽ giúp bạn và bé gắn kết hơn với nhau vì trong giai đoạn sơ sinh, em bé dành phần lớn thời gian cho việc ngủ.
Những điều cần lưu ý để giữ an toàn
Tập yoga sau sinh là cách dễ dàng để giúp cơ thể vận động lại, do đó bạn có thể có mong muốn tập luyện ở mức độ bằng với mức độ của bạn trước khi mang thai, tuy nhiên cơ thể của bạn không sẵn sàng với một cường độ tập như vậy. Do đó nếu bạn cố gắng tập quá mức sẽ có hại cho cơ thể.
Hãy nhớ rằng thành bụng của bạn bị kéo căng ra khi mang thai, do đó bạn cần nói với bác sĩ trước khi bắt đầu tập các bài tập lõi (core). Nếu thấy bị xuất huyết nhiều hơn, chóng mặt hoặc thấy tim đập nhanh thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Bạn cần quan tâm cơ thể sau sinh giống như suốt quá trình mang thai, không cần thiết vội vàng lấy lại cơ thể trước lúc mang thai, hãy tập trung vào việc bạn cảm thấy như thế nào và để cơ thể tự hồi phục.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/baby/benefits-postpartum-yoga#1
XEM THÊM
TẬP THỂ DỤC KHI MANG THAI – An toàn hay không?(Mở trong cửa số mới)
TRẦM CẢM SAU SINH – Phương pháp điều trị(Mở trong cửa số mới)
CHĂM SÓC THƯỜNG QUY TRONG THỜI KỲ HẬU SẢN(Mở trong cửa số mới)
Một số bài viết khác:
SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ MỔ LẤY THAI Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG DO CƠN GÒ TỬ CUNG KÉM
CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BỆNH PHỤ KHOA – CÁC BỆNH LÝ VỀ ÂM HỘ
DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ
Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM MÁU KHI MANG THAI
LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH