Deprecated: version_compare(): Passing null to parameter #1 ($version1) of type string is deprecated in /home/thodungx/mammi1.thodung.xyz/wp-content/themes/flatsome/inc/classes/class-flatsome-upgrade.php on line 115
LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH – Phòng khám sản phụ khoa Mammi – Gò Vấp

LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH

GIỚI THIỆU:

            Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho hầu hết mọi trẻ sơ sinh. Cho con bú hoàn toàn được khuyên dùng trong khoảng sáu tháng đầu đời.Ngoài ra,  WHO còn khuyến cáo có thể tiếp tục cho con bú ít nhất hai năm đầu đời. Nếu cho con bú dưới mức tối ưu sẽ có liên quan đến việc tăng nguy cơ bệnh suất và tử suất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý mãn tính.

 

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

LỢI ÍCH NGẮN HẠN KHI BÚ MẸ:

            a.            Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại những lợi ích cho sức khỏe của trẻ trực tiếp trong thời gian bú mẹ, một số vẫn còn mang lại sau khi cai sữa. Những lợi ích tốt nhất mang lại là những tác động đến phát triển hệ thống tiêu hóa và miễn dịch, cũng như ngăn ngừa sự nhiễm trùng.

 

            b.            Lợi ích về phát triển hành vi thần kinh: Bú sữa mẹ có thể mang lại những lợi ích về phát triển hành vi thần kinh của trẻ. Cơ chế thật sự thì chưa rõ, nhưng có thể liên quan đến liệu pháp da kề da hơn chỉ là bú sữa mẹ.

 

                        »     Liệu pháp da kề da sớm giữa mẹ và trẻ sơ sinh có lợi cho việc phát triển hành vi thần kinh và có thể có những lợi ích khác cho giai đoạn thích nghi với cuộc sống ngoài tử cung. Sự tiếp xúc da kề da sớm dường như giảm khóc ở trẻ sơ sinh, tăng mức đường huyết và thúc đẩy việc ổn định hệ tim mạch và hô hấp ở trẻ sinh non tháng muộn. Tiếp xúc da kề da sớm cũng giúp cho con bú và thúc đẩy quá cho con bú liên tục, giúp tăng cường các lợi ích khác của cho con bú.

 

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

                        »    Ngoài ra, việc cho con bú sữa mẹ cũng có tác dụng giảm đâu cho trẻ, có thể do tăng cường mối liên kết giữa mẹ và trẻ. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít bị căng thẳng hơn trong các thủ thuật có thể gây đau so với trẻ bú sữa công thức. Một cơ chế có thể xảy ra là sự ấm áp tỏa ra từ sự tiếp xúc giữa da với da và mức độ cortisol trong nước bọt cao hơn được tìm thấy ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, so với trẻ bú sữa công thức, cũng được coi là trung gian cho tác dụng giảm đau của việc bú sữa mẹ

 

            +            Tác động lên đường tiêu hóa: Sữa mẹ kích thích cho sự phát triển tối ưu về sự tăng trưởng, phát triển và chức năng của hệ thống đường tiêu hóa và cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ vi sinh vật đường tiêu hóa. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn và sớm giúp bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ khỏi những tác nhân ngoại lai.

            Khi so sánh với sữa công thức, sữa mẹ có những ưu điểm sau đây:

                        »    Giảm nguy cơ viêm đường tiêu hóa và bệnh lý tiêu chảy

                        »    Tăng khả năng làm trống dạ dày

                        »    Tăng hoạt hóa men lactase đường tiêu hóa trong trẻ sinh non

                        »    Giảm tính thấm của ruột trong giai đoạn đầu đời của trẻ sinh non

                        »    Giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử (NEC, necrotizing enterocolitis) ở trẻ sinh non

 

            Một số thành phần của sữa mẹ kích thích sự phát triển và tạo nhu động đường tiêu hóa, bao gồm yếu tố tăng trưởng và chất trung gian đường tiêu hóa. Các yếu tố khác bảo vệ và giảm nguy cơ mắc NEC và các bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm các globulin miễn dịch, yếu tố kích hoạt tiểu cầu (PAF) enzyme acetylhydrolase, axit béo không bão hòa đa, yếu tố tăng trưởng biểu mô và interleukin 10. Ngoài ra, sữa mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của hệ vi sinh vật có lợi như Bifidobacteria và Lactobacillus thay vì vi khuẩn gây bệnh đường ruột tiềm ẩn, chẳng hạn như liên cầu và E.coli.

 

            Từ những lợi ích trên, Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo sữa mẹ kể cả sữa mẹ hiến tặng đã tiệt trùng nên cho tất cả trẻ sinh non có cân nặng thấp hơn 1500g.

 

Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Ảnh minh họa – nguồn internet

            c.            Giảm nguy cơ mắc bệnh: 

            +            Khi so sánh với các trẻ bú sữa công thức cho thấy rằng các trẻ bú sữa mẹ giảm nguy cơ mắc các bệnh cấp tính trong suốt thời gian bú mẹ. Trong một nghiên cứu cho thấy những trẻ bú sữa mẹ làm giảm tỉ lệ nhập viện vì bệnh lý nhiễm trùng nặng hơn trong một năm đầu đời.

 

            +            Tác dụng bảo vệ bao gồm:

                        »    Bệnh lý viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy: Việc bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể giảm nguy cơ bị viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy. Đối với trẻ ở các nước chưa phát triển thì khả năng bảo vệ của việc bú sữa mẹ hoàn toàn thì tốt hơn có thể do nguồn sữa công thức ở những nước này chưa bảo đảm vệ sinh và tình trạng dinh dưỡng không được bảo đảm cho các trẻ không được bú sữa mẹ. Đối với những nước phát triển như UK, một nghiên cứu cho thấy rằng các trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp giảm nguy cơ gây bệnh tiêu chảy nặng và dai dẳng hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ít hơn 4 tháng.

 

                        »    Bệnh lý đường hô hấp: Trong nhiều nghiên cứu trên các quẩn thể dân số khác nhau cho thấy rằng những trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp. Ví dụ, trong một nghiên cứu ở UK, những trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời thì giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp dưới hơn những trẻ chỉ bú mẹ hoàn toàn ít hơn 4 tháng đầu. Trong một nghiên cứu khác ỡ Mỹ và Châu Âu cho thấy, những trẻ được bú mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh lý đường hô hấp khoảng 20% trong khoảng từ 3-6 tháng tuổi.

 

                        »    Bệnh lý viêm tai giữa: Tỉ lệ viêm tai giữa và tái phát viêm tai giữa giảm trong nhóm trẻ bú sữa mẹ, đặc biệt là trẻ bé hơn 2 tuổi. Tỉ lệ viêm tai giữa từ 2 lần trở lên thì giảm trong những trẻ bú sữa  mẹ hoàn toàn trong 1 năm đầu so với trẻ bú bình với 34% so với 54%. Ngoài ra, người ta thấy khi bú trực tiếp từ vú mẹ sẽ tốt hơn bú sữa mẹ vắt ra bình.

 

                        »    Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Các nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy tỉ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn có ý nghĩa ở những trẻ không đước bú mẹ. Đặc biệt, đối với trẻ nữ khoảng 7 tháng tuổi. Cơ chế cho sự bảo vệ này được quan sát thấy trên những trẻ bú mẹ có thành phần oligosaccharide, lactoferrin và IgA trong nước tiểu cao hơn so với những trẻ bú sữa bình.

 

                        »    Nhiễm trùng huyết: Những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn giảm nguy cơ bị nhiễm trùng huyết sơ sinh.

 

                        »    Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS, sudden infant death syndrome): Việc bú sữa mẹ sẽ giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh và tác dụng bảo vệ tốt nhất khi bú mẹ hoàn toàn và kéo dài.

 

LỢI ÍCH DÀI HẠN KHI BÚ MẸ:

            +            Dù rằng những nghiên cứu về lợi ích dài hạn của việc bú mẹ còn nhiều hạn chế, nhưng một số lợi ích dài hạn đã được báo cáo trong những nghiên cứu lớn.  Cơ chế thực sự cho những tác động này thì chưa rõ và có sự khác nhau giữa các kết cục sức khỏe.

 

            +            Những tác động bao gồm:

                        »    Bệnh lý cấp tính: Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh cấp tính, ngay cả khi đã ngừng cho con bú so với cho con bú sữa công thức. Ví dụ, trẻ sơ sinh trong 12 tháng đầu đời được bú sữa mẹ trong hơn sáu tháng có tỷ lệ viêm tai giữa tái phát thấp hơn (được xác định bằng ≥3 đợt trong vòng sáu tháng hoặc ≥4 đợt trong vòng 12 tháng) so với những trẻ được bú sữa mẹ dưới bốn tháng (10% so với 20,5%). Một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp cung cấp bằng chứng rằng cho con bú sữa mẹ có tác dụng ngăn chặn khỏi viêm tai giữa cấp tính cho đến hai tuổi, nhưng tác dụng bảo vệ này là lớn hơn nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và trong thời gian dài.

 

                        »    Bệnh lý mãn tính: Những báo cáo cho thấy sự liên quan giữa cho con bú mẹ hoàn toàn làm giảm nguy cơ mắc cách bệnh lý mãn tính như béo phì, đái tháo đường type 1 và type 2, bệnh lý tim mạch, dị ứng, rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm ruốt. Những nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của một năm đầu đời, khi bú sữa mẹ suốt thời gian này sẽ có tác dụng bào vệ tốt hơn và kéo dài hơn.

 

                        »    Sự phát triển hệ thần kinh: Những bằng chứng có chất lượng trung bình từ nhiều quần thể khác nhau cho thấy mối liên quan của việc bú sữa mẹ và phát triển hệ thần kinh so với bú sữa công thức bao gồm sự phát triển về mặt nhận thức. khả năng quan sát, chức năng nghe, giảm nguy cơ bị rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHA, attention deficit hyperactivity disorder), hoặc giảm các nguy cơ rối loạn hành vi ở trẻ. Mặc dù cơ chế thật sự chưa được biết rõ, nhưng những giả thuyết được đề xuất là chuỗi dài acid béo không bão hòa đa và đặc biệt là acid docosahexaenoic (DHA) và arachidonic acid trong sữa mẹ, có thể thúc đẩy quá trình myelin hóa và phát triển hệ thần kinh hệ thống. Tuy nhiên, các thử nghiệm bổ sung DHA cho trẻ sinh non hoặc trẻ bú sữa công thức không thống nhất đối với các kết cục quan sát hoặc thu nhận được.

 

suame.jpg | Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Lạng Sơn

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

KHI NÀO THÌ CHO BÉ BÚ VÀ CHO BÉ BÚ NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG

            +            Mẹ nên cho bé bú khi bé xuất hiện các dấu hiệu chứng tỏ bé đang đói như:

                        »    Thức giấc khi đang ngủ.

                        »    Bé di chuyển đầu xung quanh như đang tìm sữa để bú

                        »    Bé tự mút ngón tay, môi hoặc lưỡi.

 

            +            Bé có thể bú vào các thời điểm khác nhau cũng như thời gian bú khác nhau, ví dụ có bé hoàn thành việc bú mẹ chỉ trong vòng 5 phút nhưng có bé cần đến 20 phút hoặc lâu hơn

 

            +            Các bác sĩ khuyến cáo nên cho bé bú xong một bên vú, để bé nhận toàn bộ sữa từ vú đó, sau đó nếu như thấy bé còn muốn bú nữa thì cho bé bú bên còn lại. Lần tiếp theo cho bú thì mẹ nên nhớ lần trước bé bú là vú bên nào và bắt đầu bú bên còn lại. Việc thay đổi này trong mổi lần bú sẽ giúp mẹ có thể cho mẹ luôn tiếp tục tạo sữa.

 

            +            Những dấu hiệu nhận biết bé bú đủ là:

                        »    Quan sát tã em bé – Vào ngáy thứ 4 hoặc thứ 5 sau sinh, bé bú đủ sẽ ướt tã ít nhất 6 lần/ngày.

                        »    Kiểm tra phân trẻ – Vào ngày thứ 4 sau sinh, trẻ đi cầu ít nhất 4 lần/ngày và vào thứ 6 phân trẻ thường có màu vàng.

                        »    Kiểm tra cân nặng thẻ sẽ tăng đều đặn.

 

5 Lưu ý cho con bú đúng tư thế, đúng cách cực đơn giản - Cẩm nang Bibomart

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

            +            Những dấu hiệu chứng tỏ bé ngậm bắt vú đúng cách:

                        »    Môi trên và môi dưới bé mở rộng (giống như đang ngáp lớn)

                        »    Môi dưới hướng ra ngoài so với vú

                        »    Hai má bé phồng

                        »    Cằm thì chạm vào vú mẹ còn mũi thì gần với vú

                        »    Lưỡi trẻ đi ra ngoài phần môi dưới trong suốt quá trình bú và phía dưới quầng vú

                        »    Mẹ và bé sẽ cảm thấy thoải mái hoàn toàn sau khi bú. Có thể cảm nhận thấy bé mút mạnh, nhưng không bị cọ xát hoặc đau núm vú

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  • Joan Y Meek, MD, MS,  Infant benefits of breastfeeding,  Uptodate (2021).
  • Jranne Spencer, MD, Patient education: common breastfeeding problems (beyond the basics), Uptodate (2019)
  • Patient education: Breastfeeding (The basics).

 

XEM THÊM

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ(Mở trong cửa số mới)

Giải đáp thắc mắc: Nuôi con mùa Covid-19(Mở trong cửa số mới)

CHĂM SÓC VÚ SAU SINH(Mở trong cửa số mới)

Trả lời