Deprecated: version_compare(): Passing null to parameter #1 ($version1) of type string is deprecated in /home/thodungx/mammi1.thodung.xyz/wp-content/themes/flatsome/inc/classes/class-flatsome-upgrade.php on line 115
DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ – Phòng khám sản phụ khoa Mammi – Gò Vấp

DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ

Thiếu máu là một hiện tượng sinh học có giảm số lượng hồng cầu (RBC) giảm nồng độ huyết sắc tố (Hb) và giảm hematocrite (HCT) trong máu ngoại biên, thông thường được các bác sĩ đánh giá bằng xét nghiệm huyết đồ. Trên phương diện lâm sàng thường bệnh nhân có da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, khó thở khi gắng sức, mệt mỏi . . .

Phụ nữ mang thai và sinh sản có thể gặp các loại thiếu máu sau đây :

 

1. Giả thiếu máu: do thể tích huyết tương tăng nhiều hơn lượng hồng cầu từ tuần thứ sáu của thai kỳ và hiện tượng giữ nước ở thai phụ tạo thành tình trạng thiếu máu tương đối, gọi là  “thiếu máu sinh lý của thai kỳ” hoặc “thiếu máu giả do pha loãng”. Trong trường hợp này chỉ số HCT thường giảm nhưng nồng độ Hb bình thường.
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị thiếu máu - Bệnh viện Từ Dũ

2. Thiếu máu nhược sắc: do thiếu sắt

– Tuy với một lượng rất nhỏ, được xếp vào hàng nguyên tố vi lượng, nhưng sắt lại là một trong những thành phần cơ bản tạo nên hồng cầu, tham gia vào sự vận chuyển ôxy, sự hô hấp tế bào, quá trình miễn dịch của tế bào, thúc đẩy hoạt tính của men sinh học, kích thích sự chuyển hoá của cơ thể, cần thiết cho sự phát triển thể lực cũng như phát triển hệ thần kinh trẻ em… Trong thời kỳ mang thai, lượng hồng cầu của người mẹ tăng lên đáng kể, thai nhi tiếp thu lượng lớn chất sắt từ cơ thể người mẹ qua nhau thai để đáp ứng nhu cầu phát triển của mình mà nếu chế độ dinh dưỡng của người mẹ thiếu chất đạm hoặc do ăn kiêng quá mức, ăn uống không hợp lý hoặc vì hoàn cảnh kinh tế cụ thể, người mẹ rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Không nên bỏ qua một vài yếu tố khác cũng khiến ảnh hưởng đến hấp thu sắt như mắc bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng (nhiễm giun).

– Thường gặp ở những tháng cuối, diễn biến chậm, có thể gây kém phát triển thai nhi. Sau sinh nếu không được điều trị sẽ nặng thêm.

– Dự phòng bằng cách khám thai định kỳ và uống viên sắt bổ sung (viên sắt 60 mg sắt nguyên tố/ngày) trong suốt thời kỳ mang thai đến hết thời kỳ hậu sản (4 tuần sau sinh) theo sự chỉ định của bác sĩ. Người mẹ mang thai nên ăn nhiều thức ăn giàu chất sắt như gan, tiết, thịt, trứng, cá…, mộc nhĩ, nấm hương khô, các loại đậu khô như váng đậu, trái cây tươi, rau có lá xanh…Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thu sắt trong các thực phẩm từ động vật cao hơn so với sắt trong ngũ cốc, rau quả và các loại hạt đậu. Nên lưu ý sự hấp thu sắt còn nhờ vào một số chất hỗ trợ trong khẩu phần ăn: vitamin C, thức ăn giàu protein (thịt, cá, thức ăn biển, trứng).

 

Điều trị bệnh thiếu máu do hồng cầu nhỏ như thế nào? | Vinmec
3. Thiếu máu hồng cầu to:
– Thường do thiếu dinh dưỡng, thường gặp 3 tháng cuối thai kỳ. 
– Bệnh cảnh thường gây thiếu máu nặng: hồng cầu giảm số lượng, tăng kích thước và tăng nguyên hồng cầu ra máu ngoại biên kèm protein huyết giảm.

– Dự phòng bằng chế độ ăn đầy đủ đạm và khi cần phải cung cấp vitamin B12 thường xuyên

 

4. Thiếu máu tán huyết do thai nghén:

– Ở những phụ nữ có thai vào những tháng cuối, những huyết sắc tố lạ của thai nhi sẽ tác động lên tế bào nội diệp của nhau sinh ra kháng thể gây phá hủy hồng cầu người mẹ.

– Bệnh cảnh thiếu máu tán huyết thường có sốt, đau lưng, huyết áp hạ; trường hợp nặng có thể gây tiểu ra máu. Tủy  tăng sinh mạnh nên nguyên hồng cầu ra máu ngoại biên nhiều, test coombs dương tính.

– Trong trường hợp này chỉ chống thiếu máu bằng cách truyền máu tùy theo tình trạng của bệnh nhân. Sau sanh thông thường bệnh sẽ khỏi.

5. Thiếu máu ác tính do thai nghén:

– Thường không rõ nguyên do, gặp ở những phụ nữ sanh đẻ nhiều lần và ở những tháng cuối của thai sản.

– Bệnh cảnh ảnh hưởng tới nhiều cơ quan nhưng chẩn đoán xác định dựa trên hình ảnh huyết học của một tăng sinh ác tính dòng hồng cầu, trong khi dòng hồng cầu bình thường lại giảm.

– Điều trị chủ yếu là bằng vitamin B12 và acid folic, sau sinh sẽ trở lại bình thường nhưng nếu không điều trị bệnh sẽ nặng thêm.

 

6. Thiếu máu bất sản tủy:

– Ít gặp, thường xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ.

– Bệnh cảnh nguy hiểm do giảm 3 dòng tế bào máu gây nên tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng và nguy cơ xuất huyết trong cả thai kỳ nhất là thai phụ không đi khám thai sớm và kiểm tra định kỳ hàng tháng.

– Chỉ điều trị khi có triệu chứng, diễn tiến bệnh trầm trọng : có thể khỏi nhưng thường tái phát.

 

Thiếu máu tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân cũng như tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở mẹ và con. Khám thai định kỳ và làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết có thể dự phòng thiếu máu khi mang thai, vừa có thể phát hiện được những bệnh nguy hiểm gây xuất huyết trong khi sanh như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, bệnh lý thành mạch, . . .Giúp thai phụ được chuẩn bị tương đối an toàn trước khi lâm bồn, tăng sức khỏe sinh sản cho mẹ và con.
Trong những trường hợp thiếu máu nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai thì các bác sĩ phải có chỉ định truyền máu cần thiết nhằm nâng đỡ tổng trạng thai phụ. Cũng như khi có xuất huyết trong khi sanh thì truyền máu là phương pháp tích cực hữu hiệu tức thì, để chữa trị cho bệnh nhân mà hiện nay tại Việt Nam chưa có một sản phẩm nhân tạo nào có thể thay thế hoàn toàn. Tuy nhiên người điều trị phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui chế an toàn về truyền máu để tránh được phần lớn các phản ứng không mong muốn có thể xảy ra.

 Tài liệu tham khảo

1. Bùi Nguyên Kiểm; Thiếu máu trong thời kỳ mang thai; bệnh viện Xanh-Pôn 16-04-2010
2. Trần Văn Bé và cộng sự; Thiếu máu trong thời kỳ thai nghén; Lâm sàng Huyết học; Nhà xuất bản Y học; 1998; II : 88-90.
3. Liên Châu; Phòng thiếu máu ở phụ nữ mang thai; Báo Thanh niên.
4. Anemia causes, symptoms,diagnosis and treatment on Medicin Net.com

 

theo   K. Xét nghiệm – BV Từ Dũ

Trả lời