GBS (Group B streptococcus) – LIÊN CẦU KHUẨN

GIỚI THIỆU

  • Liên cầu nhóm B (GBS; Streptococcus agalactiae) là một loại cầu khuẩn gram dương thường gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục và đường tiêu hóa của con người, và ít thường xuyên hơn là ở đường hô hấp trên của trẻ em và người lớn. 

Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B cho phụ nữ mang thai

ảnh Internet

 

  • Ở phụ nữ mang thai và sau sinh, GBS là nguyên nhân thường gây nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường sinh dục trên (Nhiễm trùng ối hoặc viêm màng ối-màng đệm), viêm nội mạc tử cung sau sinh (8%), viêm phổi (2%), nhiễm trùng huyết khi mang thai (2%). Nó cũng có thể gây ra viêm màng não và viêm nội tâm mạc, mặc dù hiếm gặp.

 

DỊCH TỄ HỌC

  • Nhiễm GBS ở phụ nữ mang thai bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng ối, viêm nội mạc tử cung và nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm GBS có thể dẫn đến sẩy thai, sanh non, nhiễm trùng sớm sau sinh, ngoài ra nhiễm GBS có thể cũng là nguyên nhân gây ra thai lưu trong ba tháng cuối thai kỳ.

 

  • Theo CDC tỉ lệ nhiễm GBS ( mẫu phân lập được lấy từ máu và các vị trí khác cơ thể  không bao gồm nước tiểu) ở phụ nữ mang thai là 0,12/1000 trẻ đẻ sống (dao động từ 0,11- 0,14/1000 trẻ sinh ra). Nhiễm trùng đường sinh dục trên chiếm khoảng một nửa số trường hợp, nhiễm khuẩn huyết xảy ra ở một phần ba số trường hợp và GBS được phân lập từ máu mẹ trong khoảng một nửa số trường hợp và khoảng một nửa số nhiễm trùng GBS ở mẹ dẫn đến thai lưu, nhiễm trùng sơ sinh, tử vong sơ sinh hoặc sẩy thai.

Sinh mổ lần 3 có nên chờ chuyển dạ? | TCI Hospital

ảnh Internet

 

YẾU TỐ NGUY CƠ NHIỄM GBS LÚC SINH

  • Thai phụ tăng nguy cơ nhiễm GBS lúc sinh khi có:

+ Cấy dịch âm đạo và trực tràng có hiện diện GBS

+ Cấy nước tiểu có hiện diện GBS

+ Tiền căn sinh con nhiễm GBS

 

  • Nếu không có cả 3 yếu tố trên thì thai phụ có nguy cơ nhiễm GBS lúc sinh chỉ khi có: 

+ Chuyển dạ sinh non bé hơn 37 tuần

+ Thai phụ sốt lớn hơn hoặc bằng 38oC

+ Vỡ ối lớn hơn hoặc bằng 18 giờ

 

CÁC XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT NHIỄM GBS

  • Cấy nước tiểu: Hầu hết các bác sĩ khuyến cáo nên cấy nước tiểu sớm trong thời kỳ mang thai để chắc rằng thai phụ không bị nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng. Nếu cấy ra GBS (+) trong nước tiểu thì nên điều trị kháng sinh uống, tuy nhiên, nên dùng kháng sinh tịnh mạch khi bước vào giai đoạn chuyển dạ

 

  • Tầm soát thường quy GBS: các chuyên gia khuyến cáo thai phụ nên được làm xét nghiệm cấy dịch âm đạo và trực tràng thường quy từ 36 tuần đến 37 tuần 6 ngày. Nếu kết quả dương tính thì nên dùng kháng sinh đường tĩnh mạch lúc chuyển dạ.

 

CÁC BỆNH LÝ DO NHIỄM GBS GÂY RA

  • Đường tiết niệu: GBS là nguyên nhân thường gặp gây nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng (chiếm khoảng 7-30% ), viêm bàng quang và viêm bể thận khi mang thai. 

 

+ Nhiễm khuẩn niệu không triệu chứng: Bệnh được tầm soát bằng cách cấy nước tiểu ít nhất một lần trước sanh. Tuy nhiên, viêc điều trị bệnh phụ thuộc vào lượng vi khuẩn cấy được (CFU/ml) trong nước tiểu:

 

  • Vi khuẩn niệu ≥105 CFU/mL – Sử dụng ngưỡng ≥105 CFU/mL cho việc điều trị kháng sinh sau khi sử dụng kháng sinh dự phòng. Ngưỡng này phụ thuộc vào khuyến cáo của ACOG hướng dẫn và phù hợp với ý kiến chuyên gia sản khoa. Điều trị vi khuẩn niệu không triệu chứng làm giảm kết cục xấu cho thai kỳ.

 

+ Kháng sinh thường dùng là amoxicillin, penicillin hoặc cephalexin. Những loại thuốc này có không liên quan đến việc tăng nguy cơ có kết cục xấu cho thai kỳ hoặc tác dụng gây quái thai. Đối với những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin, ACOG khuyến cáo xét nghiệm dị ứng chính thức để xác định xem họ có bị dị ứng penicillin thực sự hay không ; một số bệnh nhân vẫn có thể dùng beta-lactam. Đối với những bệnh nhân dị ứng nặng với penicillin và cephalosporin thì clindamycin là thuốc dạng uống duy nhất thay thế, nếu phân lập GBS là nhạy cảm với clindamycin. Đối với các trường hợp mà chủng phân lập có kháng clindamycin, điều tra và xác nhận bản chất dị ứng của bệnh nhân là rất quan trọng.

 

+ Thời gian điều trị tối ưu cho bệnh nhân bị nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng thì không được xác nhận rõ ràng, thường sẽ dùng 5-7 ngày. Lặp lại cấy nước tiểu là điều rất quan trọng để đánh giá điều trị.

 

  • Vi khuẩn niệu <105 CFU/ml: – Thường sẽ không điều trị trong trường hợp này mà chỉ cần dùng kháng sinh dự phòng. 

 

+ Viêm bàng quang: Viêm bàng quang được chẩn đoán bằng cách cấy nước tiểu dương tính cùng với biểu hiện trên lâm sàng là tiểu gấp, tiểu khó, tiểu lắc nhắc, không sốt. Bệnh được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh đường uống tương tự như phác đồ điều trị như nhiễm khuẩn GBS niệu không triệu chứng. Nên cấy lại nước tiểu để đánh giá hiệu quả điều trị.

 

+ Viêm bể thận: Viêm bể thận trong thời kỳ mang thai được chẩn đoán bằng cấy nước tiểu dương tính cùng với biểu hiện lâm sàng gồm sốt, các triệu chứng tiết niệu, buồn nôn / nôn, đau hạ sườn và / hoặc đau lưng. Trong một loạt 440 trường hợp viêm bể thận trong thai kỳ, nguyên nhân do GBS chiếm 10%. Nếu GBS được xác định là nguyên nhân của viêm bể thận, điều trị bằng penicillin G có thể được dùng trong thời gian 10 ngày.

 

  • Nhiễm trúng ối: Biểu hiện lâm sàng gồm có sốt, đau tử cung, nhịp tim mẹ và thai nhi tăng, dịch ối hôi, bạch cầu máu mẹ tăng.

 

+ Việc điều trị dự phòng GBS được chỉ định khi:

  • Tiền sử: thai nhi lần trước bị nhiễm GBS sau sinh

 

  • Mang thai lần này: Cấy GBS tại 36 tuần dương tính hoặc hơn trong suốt qua trình mang thai (trừ khi sinh mổ được thực hiện trước khi chuyển dạ với mẹ có màng ối còn nguyên) hoặc nhiễm khuẩn niệu do GBS trong bất kỳ thời điểm nào mang thai

 

  • Trong thai kỳ: Không rõ kết quả nhiễm GBS lúc chuyển dạ (cấy không được thực hiện hoặc không rõ kết quả) thì điều trị dự phòng khi:

 

+ Sinh khi tuổi thai bé hơn 37 tuần

+ Vỡ ối lớn hơn hoặc bằng 18 giờ hoặc nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 38oC.

+ Kết quả xét nghiệm NAAT dương tính với GBS

+ Kết quả xét nghiệm NAAT âm tính với GBS nhưng bệnh nhân có yếu tố nguy cơ như: sinh bé hơn 37 tuần, ối vỡ lớn hơn 18 giờ, nhiệt độ mẹ lớn hơn hoặc bằng 38oC.

+ Không rõ kết quả cấy GBS trong thai kỳ trước.

Dr Miriam Stoppard: Anxiety is common in pregnancy and after you&#39;ve had baby - Miriam Stoppard - Irish Mirror Online

ảnh Internet

 

 

  • Viêm nội mạc tử cung: Cấy dương tính với GBS làm tăng nguy cơ viêm nội mạc tử cung sau sinh, chiếm tỉ lệ khoảng 2-14%. Việc điều trị viêm nội mạc tử cung phải dùng kháng sinh phổ rộng phủ luôn vi khuẩn kị khí.

 

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG GBS

  • Việc điều trị dự phòng GBS được phân thành 2 nhóm chính:

+ Không dị ứng với Penicillin: Dùng Penicillin G 5 triệu đơn vị (tĩnh mạch chậm)  sau đó dùng 2,5-3 triệu đơn vị (tĩnh mạch chậm) mỗi 4 giờ cho tới lúc sanh HOẶC dùng Ampicillin 2g (tĩnh mạch chậm) sau đó 1g (tĩnh mạch chậm) mỗi 4 giờ cho tới lúc sanh

 

+ Dị ứng với Penicillin:

  • Nguy cơ thấp: Cefazolin 2g (tĩnh mạch chậm) sau đó 1g (tĩnh mạch chậm) mỗi 8 giờ tới lúc sanh.

 

  • Nguy cơ cao:  

+ Nếu GBS nhạy với Clindamycin: Clindamycin 900mg (tiêm tĩnh mạch) mỗi 8 giờ cho tới lúc sanh

+ Nếu kháng với Clindamycin: Vancomycin (20mg/kg) mỗi 8 giờ. Liều tối đa là 2g. Thời gian truyền tối thiểu là 1 giờ hoặc 500mg/30 phút khi liều >1g.

 

  • Không rõ nguy cơ: Không có thông tin chính xác để định hướng việc lựa chọn kháng sinh tốt nhất cho bệnh nhân. Những chọn lựa có thể đưa ra là:

+ Làm xét nghiệm dị ứng với Penicillin

+ Xem xét dùng Cephalosporin

+ Xem xét dùng Clindamycin nếu phân lập ra GBS nhạy với Clindamycin

+ Xem xét dùng Vancomycin nếu phân lập ra GBS kháng với Clindamycin.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Karen M Puopolo, MD, PhD, Lawrence C Madoff, MD, Carol J Baker, MD, Group B streptococcal infection in pregnant women, Uptodate (2019)
  • Karen M Puopolo, MD, PhD, Carol J Baker, MD, Patient education: Group B streptococcus and pregnancy, Uptodate (2021)
  • ACOG Committee Opinion, Prevention of Group B Streptococcal Early-Onset Disease in Newborns (2020)

 

XEM THÊM

Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai(Mở trong cửa số mới)

NHÓM MÁU RHESUS ÂM VÀ THAI KỲ-NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý(Mở trong cửa số mới)

Phụ nữ có nhóm máu Rhesus âm cần lưu ý gì???(Mở trong cửa số mới)

Để lại một bình luận