VIỆC BỔ SUNG AXIT FOLIC KHI MANG THAI

1. Giới thiệu

          Bổ sung axit folic quanh thời điểm đậu thai giúp giảm xuất hiện và tái phát dị tật ống thần kinh (NTDs). Việc này được khuyến khích với tất cả phụ nữ có kế hoạch mang thai hoặc sắp mang thai. Những phụ nữ không uống bổ sung vẫn tiêu thụ một lượng axit folic vì folate là thành phần tự nhiên của nhiều loại thực phẩm và ngũ cốc ở nhiều quốc gia tăng cường axit folic.

 

          Folate và axit folic

 

          Dù thuật ngữ folate và axit folic thường được dùng như nhau nhưng folate là một vitamin tự nhiên tan trong nước (vitamin B9) có trong thức ăn, còn axit folic là dạng tổng hợp của folate.

 

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

a. Nguồn dinh dưỡng

          Folate (B9) có trong một số loại thực phẩm, bao gồm gan bò, rau lá, đậu Hà Lan và đậu, bơ, trứng và sữa

Loại thực phẩm Lượng folate (microgram)
Gan bò nấu chin – 100 gram 185
Đậu đũa non (đậu trắng), nấu chín, luộc chín, 80 gram 105
Rau chân vịt đông lạnh, nấu chin, luộc, 115gram 100
4 ngọn măng tây luộc chín 85
Gạo, trắng, hạt dài, nấu chín, nấu chín, ½ chén 65
Rau chân vịt sống 30 gram 60
Đậu xanh, đông lạnh, luộc, 65 gram 50
Bông cải xanh cắt nhỏ, nấu chin, 35 gram 50
Bơ sống cắt lát, 75 gram 45
Đậu lạc rang khô 28,35 gram 40
Nước ép cà chua đóng hộp 168 gram 35
Nước cam nguyên tép 187 gram 35
1 quả trứng nguyên, tươi sống 25
1 quả chuối 20

 

          Axit folic có trong các loại vitamin tổng hợp, vitamin trước sinh và dạng chất bổ sung axit folic tinh khiết. Nó cũng được thêm vào một số loại thực phẩm, bao gồm bột mì, mì ống, bánh mì, ngũ cốc, bột ngô và gạo, và một số viên uống tránh thai estrogen-progestin để đảm bảo đủ mức folate cơ bản trong trường hợp có thai ngoài kế hoạch do dùng biện pháp tránh thai không đúng hoặc thụ thai ngay sau khi ngừng sử dụng.

 

          Cả folate và axit folic đều bị khử thành dạng có hoạt tính chuyển hóa là L-5-methyltetrahydrofolate (L-5-methyl-THFL) trong quá trình hấp thu qua niêm mạc ruột và một số chuyển hóa ở gan.

 

          Ở những người tình nguyện khỏe mạnh, bổ sung axit folic, folate từ thực phẩm và bổ sung L-5-methyl-THFL đều làm tăng nồng độ folate trong huyết tương và folate trong hồng cầu tương đương nhau.

 

b. Dinh dưỡng bổ sung

          Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Dự phòng Hoa Kỳ (USPSTF) khuyến nghị rằng tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hoặc có thể mang thai nên bổ sung thực phẩm chức năng có chứa 0,4 đến 0,8 mg axit folic một lần mỗi ngày giúp thai nhi giảm nguy cơ mắc NTD.

 

c. Nguyên nhân nồng độ folate thấp hơn mức tối ưu

          Mức độ thiếu hụt folate khác nhau có thể do:

          +          Giảm lượng ăn vào:

          +          Chế độ ăn ít carbohydrate, vì bánh mì và mì ống được làm từ ngũ cốc giàu folate

          +          Dùng nhiều thực phẩm được coi là “hữu cơ”, vì chúng giàu axit folic.

          +          Chán ăn, ăn không đảm bảo vệ sinh, v.v.

          +          Bị cản trở do thuốc (ví dụ, phenytoin, sulfasalazine, trimethoprim, methotrexate).

          +          Bệnh lý hoặc phẫu thuật dẫn đến kém hấp thu (phổ biến nhất: bệnh viêm ruột và cắt bỏ hoặc bắc cầu ruột lớn; ít phổ biến hơn: bệnh celiac (bệnh không dung nạp gluten), bệnh gan nặng, suy thận cần lọc máu và lạm dụng ethanol).

          +          Sự đa hình enzyme Methylenetetrahydrofolate reductase (MTHFR) (ví dụ: MTHFR 677C-> T hoặc 677TT)

 

d. Chẩn đoán nồng độ dưới mức tối ưu

          Nồng độ folate trong huyết thanh / huyết tương và hồng cầu bình thường trong suốt giai đoạn mang thai (mỗi 3 tháng) như bảng sau:

Nồng độ folate 3 tháng đầu 3 tháng giữa 3 tháng cuối
Folate huyết thanh (ng/ml) 2,6-15,0 0,8-24,0 1,4-20,7
Folate trong hồng cầu (ng/ml) 137-589 94-828 109-663

 

          Nồng độ folate trong hồng cầu là chỉ số đánh giá chính xác nhất về tình trạng folate, nó phản ánh lượng folate dự trữ trong cơ thể trong khi folate trong huyết thanh / huyết tương phản ánh nồng độ hiện có trong hệ tuần hoàn.

 

          Nồng độ dưới mức tối ưu (tức là dưới mức để phòng ngừa tối ưu NTDs) phổ biến và được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là folate trong hồng cầu <400 ng / mL. Ngưỡng huyết thanh / huyết tương không được xác định rõ ràng. Trong một nghiên cứu, nồng độ huyết thanh / huyết tương> 11,3 ng / mL (25,5 nmol / L) là mức phòng ngừa NTD tối ưu ở phụ nữ không thiếu máu, không thiếu vitamin B-12, không mang thai. Trong một nghiên cứu khác, nồng độ huyết thanh / huyết tương >7,0 ng/mL tương ứng đối với phụ nữ mang thai. Sự khác biệt này có thể do pha loãng máu trong thai kỳ hoặc sự khác biệt về chủng tộc / dân tộc và các yếu tố môi trường trong hai nghiên cứu, hoặc do ngẫu nhiên.

 

          Theo ước tính có 23 phần trăm phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ở Hoa Kỳ có mức folate dưới mức tối ưu. Với tỷ lệ ước tính cao này, việc đo mức folate thường quy là không thực tế và hiệu quả để giảm NTD. Thay vào đó, bổ sung axit folic theo kinh nghiệm được khuyến cáo cho tất cả phụ nữ.

 

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

2. Bổ sung axit folic để phòng ngừa các dị tật ống thần kinh (NTD)

          Có rất nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên, nghiên cứu tiền cứu và hồi cứu lớn củng cố mức độ hiệu quả của việc bổ sung axit folic và tăng cường chế độ ăn uống để giảm mắc và tái phát dị tật ống thần kinh (NTDs).

 

          Hầu hết các tổ chức y tế quốc gia lớn và các cơ quan y tế công cộng khuyến cáo rằng tất cả phụ nữ có khả năng sẽ sinh con, bao gồm cả những phụ nữ đang cố gắng mang thai nên bổ sung axit folic một lần mỗi ngày. Khuyến cáo này được áp dụng rộng rãi bởi vì nó dựa trên phần lớn các trường hợp mang thai ngoài ý muốn (khoảng 50% trường hợp mang thai ở Hoa Kỳ là ngoài kế hoạch) và ống thần kinh đóng rất sớm (26 đến 28 ngày sau khi thụ thai- tức là thai khoảng 6 tuần tuổi) trước khi người phụ nữ biết mình có thai.

 

a. Liều lượng và cách dùng

          ♥          Dự phòng cho sản phụ nói chung:

 

          Đối với hầu hết phụ nữ, bổ sung axit folic bằng vitamin tổng hợp hoặc vitamin trước khi sinh với liều 0,4 mg uống một lần mỗi ngày. Thời điểm bắt đầu uống là ít nhất một tháng trước khi cố gắng thụ thai và tiếp tục trong suốt thai kỳ. Liều lượng này đảm bảo đủ lượng folate cho quá trình hình thành cơ quan trong ba tháng đầu và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của thai nhi ở giai đoạn sau của thai kỳ và nhu cầu của người mẹ.

 

          Việc bổ sung folate này dành cho mọi sản phụ mang thai mà không phải để điều trị thiếu folate nặng, folate được hấp thu tốt và nó không được dự trữ trong lipid nên lượng dư thừa sẽ được đào thải ra ngoài, vì vậy sản phụ nên bắt đầu bổ sung ít nhất một tháng trước khi thụ thai. Nồng độ folate huyết thanh sẽ trở về bình thường ngay sau khi bắt đầu bổ sung, nhưng nồng độ folate trong hồng cầu sẽ mất ba tháng để về bình thường do dòng đời của hồng cầu là 3 tháng.

 

          ♥          Dự phòng liều cao cho phụ nữ có nguy cơ cao sinh con bị NTD

 

          Bổ sung axit folic liều cao (1 đến 4 mg) bắt đầu từ một đến ba tháng trước khi thụ thai và duy trì trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, sau đó liều giảm xuống còn 0,4 mg.

 

          Tại Hoa Kỳ, liều tối đa có thể dung nạp được đối với lượng axit folic trong dân số trưởng thành nói chung là 1 mg. Bổ sung axit folic ở liều 4 mg dùng để dự phòng ở phụ nữ có nguy cơ cao sinh con bị NTD thường không độc trong thời gian ngắn, nhưng nên giảm liều sau tam cá nguyệt đầu tiên vì không loại trừ khả năng ảnh hưởng xấu đến thai nhi khi phơi nhiễm lâu dài.

 

          Lưu ý rằng sản phụ không nên cố gắng bổ sung folate liều cao bằng cách uống multivitamin tổng hợp vì các loại vitamin khác sẽ được hấp thu nhiều đến nồng độ có hại, ví dụ như vitamin A. Một viên vitamin trước khi sinh (prenatal vitamin) mỗi ngày và một viên axit folic 1 mg 3-4 lần mỗi ngày để đạt tổng liều 4 đến 5 mg mỗi ngày. Ngoài ra, có thể uống 3-4 viên axit folic 1 mg cùng một lúc để thuận tiện hơn.

 

          ♥          Theo dõi nồng độ folate

          Không cần theo dõi nồng độ folate.

 

          Dù có thể theo dõi được nồng độ folate trong huyết thanh / huyết tương và hồng cầu, nhưng hiệu quả của việc này vẫn chưa rõ và nồng độ huyết thanh / huyết tương không phản ánh mức độ bão hòa trong toàn cơ thể.

         

          Tuy nhiên những phụ nữ thiếu hụt folate do bệnh đi kèm đã biết (như bệnh viêm ruột hoặc phẫu thuật cắt dạ dày giảm cân) nên được theo dõi bằng nồng độ trong huyết thanh hàng tháng để đảm bảo bổ sung đầy đủ.

 

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

b. Phụ nữ sẽ có lợi khi bổ sung folate liều cao hơn

          Việc tư vấn trước sinh về sự cần thiết phải dự phòng liều cao là rất quan trọng vì nhiều phụ nữ đã từng mang thai bị NTD hoặc nguy cơ cao sinh con bị NTD được biết về khuyến cáo dùng axit folic liều cao cho đến khi họ khám thai.

 

          +          Bố mẹ có tiền căn bị NTD hoặc sinh con trước bị NTD

          Những phụ nữ có con trước bị NTD, bản thân từng bị NTD, người bố NTD, hoặc người bố của đứa bé từng có con trước bị NTD có nguy cơ sinh con bị NTD tăng ít nhất 10 lần ở những so với những gia đình không có bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh này.

 

          Những phụ nữ này nên được cung cấp bổ sung axit folic liều cao (4 mg) trong suốt thai kỳ / tam cá nguyệt đầu tiên.

 

          Ở những phụ nữ có thai trước bị NTD, liều này làm giảm nguy cơ NTDs tái phát khoảng 70% trong một thử nghiệm.

 

          +          Tiền sử gia đình có NTD ở người thân cách 2 hoặc 3 thế hệ

          Nhóm này có nguy cơ được ước tính tăng từ 0,1 đến 0,5 phần trăm và liều axit folic 1 mg mỗi ngày được khuyến cáo cho nhóm này.

                    •  Phụ nữ đang uống thuốc chống động kinh

                    •  Axit valproic và carbamazepine

 

          Phụ nữ đang dùng thuốc chống động kinh có nguy cơ cao sinh con mắc NTD 

 

          Những phụ nữ bị động kinh đang dùng valproate hoặc carbamazepine đang có kế hoạch mang thai nên bổ sung axit folic 4 mg mỗi ngày trước mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ.

 

          +          Phụ nữ đang uống các loại thuốc chống động kinh khác

          Đối với phụ nữ đang dùng các loại thuốc chống động kinh khác (ví dụ: levetiracetam, lamotrigine) không có nguy cơ NTD cao và phụ nữ có quan hệ tình dục trong độ tuổi sinh sản không có kế hoạch mang thai, nên bổ sung 0,4 mg axit folic mỗi ngày.

 

          +          Các thuốc khác làm giảm hoạt động của axit folic

          Các thuốc như triamterene, trimethoprim, sulfasalazine làm giảm lượng axit folic dự trữ và do đó có thể làm tăng nguy cơ NTDs. Những loại thuốc này nên tránh dùng ở phụ nữ mang thai, nó có thể ức chế sự hấp thu axit folic, làm giảm hoạt tính của nó, hoặc có các tương tác khác.

 

          Những phụ nữ đang uống những loại thuốc này nên bổ sung axit folic 1 mg axit folic mỗi ngày, tương tự như khuyến nghị của SOGC.

 

          +          Mẹ có bệnh lý làm giảm axit folic

          Một số tình trạng bệnh lý của mẹ gây giảm nồng độ folate trong hồng cầu, có thể do giảm hấp thu axit folic hoặc tăng độ thanh thải axit folic:

                    •  Bệnh lý hoặc phẫu thuật gây kém hấp thu như bệnh celiac, bệnh viêm ruột và cắt bỏ hoặc bắc cầu ruột lớn.

                    •  Bệnh gan tiến triển, suy thận cần lọc máu và nghiện rượu.

 

          Nhóm phụ nữ này cần bổ sung axit folic 1 mg mỗi ngày.

 

          +          Đái tháo đường trước khi mang thai

          Phụ nữ mắc đái tháo đường từ trước có nhiều nguy cơ thai nhi bị NTD. Nên bổ sung axit folic 1 mg mỗi ngày cho những phụ nữ này.

 

          Điều quan trọng cần lưu ý là kiểm soát tốt đường huyết trước khai kỳ là yếu tố then chốt để ngăn ngừa NTDs và các dị tật khác.

 

3. Bổ sung axit folic có cải thiện các bất thường thai kỳ khác không?

a. Dị tật bẩm sinh khác với NTDs

          Việc bổ sung axit folic, đơn độc hoặc kết hợp với các vitamin và khoáng chất, ảnh hưởng không rõ ràng đến tần suất mắc dị tật bẩm sinh khác. Tuy nhiên, một số dị tật sứt môi / hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh, khuyết tật giảm chi, dị tật đường tiết niệu và não úng thủy bẩm sinh có thể liên quan với folate, một phần dựa vào quan sát tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh này đã giảm sau khi phổ cập tăng cường bổ sung axit folic.

 

          Khuyến cáo bổ sung axit folic liều cao hơn (1 mg mỗi ngày) lúc gần mang thai / ba tháng đầu thai kỳ cho những phụ nữ có tiền sử bản thân hoặc bạn tình, con trước hoặc họ hàng cách 1 hoặc 2 thế hệ của cả hai người có các dị tật sau đây:

          +          Sứt môi / chẻ vòm

          +          Dị tật tim bẩm sinh

          +          Khuyết tật thiếu chi

          +          Dị tật đường tiết niệu

          +          Não úng thủy bẩm sinh

 

Việc bổ sung Acid Folic đúng cách, đủ liều lượng sẽ giúp đề phòng bệnh và tăng cường sự phát triển cho bé.

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

b. Thai chậm tăng trưởng, tự kỷ, rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ

          Các phân tích tổng hợp cho thấy bổ sung axit folic giúp giảm nguy cơ thai nhỏ và giảm tự kỷ. Các nghiên cứu được đưa vào có chất lượng thấp và dữ liệu không đủ để thay đổi khuyến cáo bổ sung axit folic.

 

          Bổ sung axit folic kể cả liều cao (4mg mỗi ngày) không cho thấy giảm nguy cơ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ.

 

          Vì vậy ở những phụ nữ có nguy cơ có các rối loạn này nên bổ sung axit folic liều dự phòng thường quy (0,4 mg mỗi ngày) hơn là liều cao.

 

c. Sinh non

          Việc bổ sung axit folic không làm giảm nguy cơ sinh non (<37 hoặc <34 tuần) hoặc vỡ ối non sớm.

         

          Vì vậy nên bổ sung axit folic liều dự phòng thông thường (0,4 mg mỗi ngày) 

 

d. Sẩy thai

          Bổ sung axit folic không làm giảm nguy cơ sẩy thai sớm hoặc muộn so với không bổ sung axit folic vì vậy nên bổ sung axit folic liều 0,4 mg mỗi ngày cho những phụ nữ này hơn là bổ sung liều cao.

 

4. Những nguy cơ tiềm ẩn

          + Thiếu vitamin B12 chưa được phát hiện

          Ở những phụ nữ bị thiếu máu nguyên hồng cầu (thiếu máu hồng cầu to kèm với bạch cầu đa nhân trung tính trên lam máu), cần phải loại trừ tình trạng thiếu vitamin B12 trước khi dùng axit folic vì điều trị bằng axit folic có thể làm chậm chẩn đoán thiếu vitamin B12 và làm tiến triển các bất thường về thần kinh và huyết học. Bổ sung axit folic như một phần của vitamin tổng hợp hoặc vitamin trước khi sinh cùng với vitamin B12 giúp giảm mọi nguy cơ tiềm ẩn.

 

          +          Song thai

          Chưa đủ bằng chứng đa thai làm giảm axit folic.

 

          +          Ung thư vú

          Ung thư vú tăng không đáng kể ở những phụ nữ được bổ sung 0,2 hoặc 5 mg axit folic một lần mỗi ngày khi mang thai.

 

          +          Thất bại điều trị

          Bổ sung đầy đủ axit folic sẽ không giúp ngừa được mọi trường hợp khuyết tật ống thần kinh (NTDs) nguyên phát hoặc tái phát, tỉ lệ phòng ngừa được khoảng từ 50-70 %.

 

          Tần suất NTD tái phát dù đã điều trị dự phòng bằng acid folic liều cao (4 mg) vẫn cao tới 1%. Có thể là do tự kháng thể đối với các thụ thể folate và các con đường chuyển hóa không phụ thuộc vào folate, như dị bội, tăng đường huyết kiểm soát kém, tăng thân nhiệt trong ba tháng đầu và các hội chứng di truyền.

 

          Việc đánh giá hoặc can thiệp bổ sung sau tái phát dù đã bổ sung axit folic không có khuyến nghị rõ ràng.

 

 

Nguồn tham khảo

https://www.uptodate.com/contents/folic-acid-supplementation-in-pregnancy

 

XEM THÊM

Bổ sung sắt cho mẹ bầu như thế nào là đúng cách(Mở trong cửa số mới)

CHĂM SÓC THƯỜNG QUY TRONG THỜI KỲ HẬU SẢN(Mở trong cửa số mới)

Để lại một bình luận