-
Sinh non là gì?
Thông thường một thai kỳ bình thường kéo dài 9 tháng 10 ngày (40 tuần). Sanh non được định nghĩa là trẻ sinh ra từ tuổi thai 22 tuần đến trước 37 tuần.
– Trẻ < 24 tuần: khả năng chưa nuôi được sau sinh do quá non yếu và điều kiện y tế Việt Nam chưa đáp ứng.
– Trẻ từ 24 đến < 25 tuần: khả năng cứu sống sau sinh ≤1%
– Trẻ từ 25 đến < 26 tuần: khả năng cứu sống sau sinh 10% – 30%
– Trẻ từ 26 đến ≤ 28 tuần: khả năng cứu sống sau sinh khoảng 50%
– Trẻ từ 28 đến ≤ 32 tuần: khả năng cứu sống sau sinh khoảng 80%
-
Những vấn đề ở trẻ bị sinh non
– Vấn đề về hô hấp
– Vấn đề về mắt: bệnh lý võng mạc trên thai non tháng
– Rối loạn thân nhiệt
– Vấn đề tim mạch bẩm sinh
– Các vấn đề trong đường tiêu hóa
– Vàng da sơ sinh
– Thiếu máu
– Nhiễm trùng sơ sinh
– Nguy cơ bại não, chậm phát triển trí tuệ
– Chậm phát triển ngôn ngữ
– Các vấn đề về tăng trưởng và tâm thần vận động
– Vấn đề về nha khoa
-
Những nguyên nhân sinh non
– Tiền căn sinh non
– Khoảng cách giữa 2 lần mang thai ngắn (< 6 tháng)
– Cổ tử cung ngắn trong giai đoạn sớm của thai kỳ
– Tiền căn khoét chóp
– Các yếu tố về lối sống: hút thuốc lá, uống rượu, điều kiện kinh tế thấp, làm việc nặng hoặc đứng nhiều.
-
Triệu chứng chấn đoán chuyển dạ sinh non
Những cơn co thắt tử cung sẽ dẫn đến thay đổi cổ tử cung (CTC),sự thay đổi này gây xóa mở CTC. Triệu chứng bao gồm:
– Đau quặn bụng nhẹ (có thể kem tiêu chảy), trận tức bụng dưới
– Ra huyết, ra nhớt hồng, ra nước âm đạo
– Xuất hiện cơn gỗ đều đặn hoặc cơn gò nhẹ kèm đau bụng
– Đau thắt lưng
– Ối vỡ
-
Bạn cần phải làm gì khi có dấu hiệu dọa sinh non?
– Khi có một trong các dấu hiệu trên, bạn phải đến ngay các cơ sở y tế để khám và chữa trị
– Tại bệnh viện hoặc điều trị ngoại trú, bạn cần phải năm nghỉ, giảm stress, hạn chế vận động mạnh. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho bạn dùng những loại thuốc để giảm cơn gò tử cung, có thể có dùng thêm thuốc giúp kích thích trưởng thành phối thai và bảo vệ não thai nhi nhằm giảm các biến chứng cho thai nếu sinh non khó tránh
– Chế độ ăn uống phải hợp vệ sinh, đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa hàng ngày.
– Báo ngay cho nhân viên y tế khi có các dấu hiệu: Đau bụng từng cơn và tăng dần, ra huyết – nước âm đạo, bé máy ít hoặc không mấy…
-
Bạn cần phải làm gì để dự phòng sinh non?
– Cần phải khám thai để sàng lọc yếu tố nguy cơ sinh non.
– Đảm bảo khẩu phần ăn cân bằng và đầy đủ.
– Tập thể dục nhẹ không có hại, tuy nhiên cần tránh sự luyện tập quá sức trong lúc mang thai, nhất là ở những thai phụ có nguy cơ cao.
– Không hút thuốc lá hay uống rượu.
– Đối với những thai kỳ có nguy cơ sanh non cần kiêng giao hợp vì cơn gò tử cung thường xuất hiện sau khoái cảm và tinh dịch có thể gây cơ thắt tử cung. Khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, cần phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế.
– Khi có khí hư âm đạo cần phải khám và điều trị thích hợp vì đây có thể là nguyên nhân của sinh non và vỡ ối sớm.
Một số bài viết khác:
SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ MỔ LẤY THAI Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG DO CƠN GÒ TỬ CUNG KÉM
CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BỆNH PHỤ KHOA – CÁC BỆNH LÝ VỀ ÂM HỘ
DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ
Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM MÁU KHI MANG THAI
LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH