Nhiễm trùng đường sinh dục là vấn đề cần được quan tâm đối với sức khỏe người phụ nữ vì nhiễm trùng đường sinh dục chiếm trên 80% các bệnh phụ khoa và là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày ở phụ nữ. Trong đó, viêm nhiêm đường sinh dục dưới là bệnh thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bên cạnh những bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng lâm sàng đã được chẩn đoán và điều trị, có rất nhiều bệnh nhân không có biểu hiện triệu chứng hoặc không được phát hiện và điều trị khiến bệnh trở thành mạn tính. Đây là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng như viêm tắc vòi trứng, chửa ngoài tử cung, vô sinh…
Bình thường các vi sinh vật sống ở âm đạo tạo nên một trạng thái cân bằng và không gây bệnh. Tuy nhiên sự thay đổi về môi trường âm đạo do nội tiết, vệ sinh, chấn thương…làm cho sự cân bằng của môi trường âm đạo bị phá vỡ gây ra sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
Ở người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, bình thường và khỏe mạnh, Lactobacillus sp là vi khuẩn chiếm ưu thế trong khuẩn hệ. Lactobacillus sp hay còn gọi là khuẩn Döderlein, là vi khuẩn hình que, Gram dương, kỵ khí không bắt buộc. Có vai trò duy trì môi trường acid của âm đạo, bảo vệ vật chủ khỏi các tác nhân gây hại.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ do nhiều loại tác nhân gây nên phổ biến nhất đó là:
-
Ký sinh trùng: Candida albicans và Trichomonas vaginalis
-
Vi khuẩn: Neseria gonorrhoae, Staphylococcus aureus, Enterococcus faecalis, Streptococcus galactiae, Gardneralla vaginalis, Mobiluncus spp., Bacteroides spp., Treponema pallidum, Chlamydia trachomatis…
-
Vi khuẩn không điển hình: Ureaplasma urealyticum, Mycoplasma hominis, Mycoplasma genitalium
-
Vi rút: Herpes simplex, Human papillomavirus…
Triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường sinh dục :
-
Thay đổi màu sắc, mùi hoặc lượng dịch tiết ra từ âm đạo: dịch màu xanh,vàng hoặc trắng đục, có mùi hôi, có máu hoặc mủ ra rất nhiều
-
Ngứa hoặc kích ứng âm đạo;
-
Đau khi giao hợp
-
Rối loạn tiểu tiện: tiểu buốt, rát
-
Chảy máu âm đạo
Một số bài viết khác:
SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ MỔ LẤY THAI Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG DO CƠN GÒ TỬ CUNG KÉM
CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BỆNH PHỤ KHOA – CÁC BỆNH LÝ VỀ ÂM HỘ
DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ
Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM MÁU KHI MANG THAI
LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH