CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ

GIỚI THIỆU:

           Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn cho con bú thì cao và yêu cầu về thành phần dinh dưỡng ở phụ nữ đang cho con bú nhiều hơn so với những người đang mang thai hoặc không mang thai. Ví dụ, các yêu cầu về năng lượng; chất đạm; vitamin A, C, E, B1, B6 và B12; folate, i-ốt và kẽm được tăng lên ở phụ nữ đang cho con bú. Ngược lại, các yêu cầu về vitamin D và K và các chất như  canxi, florua, magiê và phốt pho không khác nhau giữa lúc cho con bú và không cho con bú. Nhu cầu về sắt thấp hơn trong thời kỳ cho con bú vì thời kỳ cho con bú là thời kỳ vô kinh. 

 

ảnh minh họa – internet

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG:

                      Năng lượng: Ước tính năng lượng cần thiết trong giai đoạn cho con bú dựa vào cân nặng, tuổi, chiều cao và mức hoạt động thể lực của mẹ cùng với năng lượng cần thiết cho việc tạo sữa:

+            Từ 0-6 tháng đầu sau sinh: 330 kcal/ngày hơn phụ nữ không cho con bú. Điều này dựa trên nguồn năng lượng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn là 500 kcal/ngày (từ lượng sữa trung bình được tạo ra là 780mL/ngày, với hàm lượng năng lượng trung bình là 67kcal/100 mL). Ở những phụ nữ có đáp ứng dinh dưỡng tốt, năng lượng cần thiết cho quá trình tạo sữa có thể được huy động từ các mô dự trữ (khoảng 170kcal/ngày) do mất dần cân nặng tăng lên trong quá trình mang thai suốt 6 tháng đầu sau sinh.

 

+            Từ 7-12 tháng đầu sau sinh: 400kcal/ngày hơn phụ nữ không cho con bú. Việc tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn này cho quá trình tiết sữa dựa trên lượng sữa trung bình được tạo ra là 600 mL/ngày và hàm lượng năng lượng trung bình là 67kcal/100ml. Trong giai đoạn này không có sự huy động năng lượng từ các mô dự trữ nữa vì cân nặng của mẹ trong giai đoạn này đã ổn định.

 

+            Đối với những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể(BMI) trong giới hạn bình thường và chiều cao trung bình, nhu cầu năng lượng dao động từ 2130 đến 2730 kcal/ngày trong sáu tháng đầu cho con bú và 2200 đến 2800 kcal/ngày sau đó, tùy thuộc vào tuổi, cân nặng, chiều cao và mức độ hoạt động thể lực của mẹ. Nhu cầu năng lượng của phụ nữ cũng thay đổi theo thời gian và tốc độ cai sữa.

 

                      Protein: lượng protein được khuyến cáo trong 6 tháng đầu sau sinh trong thời kỳ cho con bú là 71g/ngày, hơn 25g so với phụ nữ không cho con bú. Khuyến cáo này dựa trên thể tích sữa khoảng 780ml/ngày, lượng protein trung bình trong sữa là 1g/100ml và hiệu quả sử dụng protein trong chế độ ăn để tạo sữa là 47%.

 

Chuẩn bị mang thai: Kiến thức dinh dưỡng cần nắm trước khi mang thai - Ferrovit

ảnh minh họa – internet

 

                      Vitamins và khoáng chất:

+           Vitamin tan trong dầu: các vitamin tan trong dầu như vitamin A,E tăng nhu cầu sử dụng đối với phụ nữ cho con bú hơn là phụ nữ không cho con bú để bù vào lượng vitamins được tiết ra từ sữa mẹ. sau 6 tháng đầu thì nhu cầu này gần như ngang nhau giữa nhóm cho con bú và không cho con bú. Nhu cầu của người mẹ đối với vitamin D và K không tăng trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, sữa mẹ không cung cấp đủ D và K để đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh, và trẻ sơ sinh cần bổ sung 2 loại vitamin này. Việc bổ sung vitamin K thường quy được cung cấp cho trẻ sơ sinh khi mới sinh. Đối với những trẻ bú mẹ, vitamin D có thể được cung cấp như một chất bổ sung hoặc mẹ có thể cung cấp với một liều lượng lớn vitamin D.

 

+           Vitamin tan trong nước: vitamin C,B là các vitamin tan trong nước và nhu cầu tiêu thụ 2 loại vitamin này cao hơn ở nhóm phụ nữ cho con bú so với nhóm không cho con bú.  Nhu cầu dinh dưỡng này chiếm một lượng nhất định được tiết vào sữa và cho quá trình chuyển hóa.

 

+           Calcium, phosphorus và magnesium: Lượng calcium trong suốt thời kỳ cho con bú là 1000mg/ngày cho nhóm phụ nữ từ 19 tuổi trở lên và khoảng 1300mg/ngày cho nhóm bé hơn 19 tuổi. Nhu cầu calcium thì giống với nhóm không cho con bú mặc dù một ngày có khoảng 200mg calcium được tiết vào sữa. Giải thích cho việc nhu cầu  calcium không tăng là vì lượng calcium mất trong khối xương do việc cho con bú thì không bị ngăn chặn nếu như tăng lượng calcium tiêu thụ và ngoài ra, việc này sẽ về ổn định sau giai đoạn cai sữa. Đối với 2 khoáng chất phosphorus và magneisum thì việc tăng quá trình hấp thu ở xương và giảm bài tiết ở nước tiểu của 2 khoáng chất phosphorus và magnesium cũng không phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ 2 khoáng chất này trong thời kỳ cho con bú. Vì vậy, khuyến cáo về lượng tiêu thụ 2 khoáng chất này thì tương tự với phụ nữ không cho con bú.

Vitamin và khoáng chất - Thư viện sách online miễn phí cực khủng

ảnh minh họa – internet

 

                      Khoáng vi lượng: 

+            Sắt: trong thời kỳ cho con bú, nhu cầu sắt khoảng 9mg/ngày cho phụ nữ từ 19 tuổi trở lên và 10mg/ngày cho nhóm bé hơn 19 tuổi. Tuy nhiên, đối với nhóm không cho con bú thì nhu cầu sắt cao hơn khoảng 18mg/ngày và 15mg/ngày lần lượt cho nhóm từ 19 tuổi trở lên và bé hơn 19 tuổi, vì sự vô kinh trong thời kỳ cho con bú làm sắt không bị mất đi. Vì vậy, việc sử dụng vitamin tổng hợp trong thời kỳ hậu sản giống như trức khi sinh (cung cấp khoảng 30 mg sắt hàng ngày) thì không cần thiết cho phụ nữ đang cho con bú, trừ khi phụ nữ đó bị thiếu sắt.

 

+            I-ốt: Nhu cầu I-ốt được khuyến cáo trong thời kỳ cho con bú khoảng 290ug/ngày, cao hơn trong thời kỳ mang thai khoảng 220ug/ngày và cao hơn nhiều so với thời kỳ trước mang thai 150ug/ngày, do I-ốt trong thời kỳ cho con bú sẽ giúp ích cho việc phát triển của bé đặc biệt là hệ thần kinh.

 

+            Kẽm: Nhu cầu kẽm trong thời kỳ cho con bú khoảng 12mg/ngày và có cao hơn giữa nhóm cho con bú so với nhóm không cho con bú, để bù cho lượng kẽm bị mất đi do tiết vào sữa mẹ.

 

                      Cá: 

+            Cá và động vật có vỏ cũng cấp một lượng prottein chất lượng cao và những thành phần dinh dưỡng thiết yếu khác trong khẩu phần ăn. Việc ăn cá trong thời kỳ cho con bú mang lại những lợi cho trẻ sơ sinh vì cá chứa một lượng lớn omega-3 chuỗi dài axit béo không bão hòa đa (n-3 LCPUFA), bao gồm axit docosahexaenoic (DHA) và axit eicosapentaenoic (EPA), rất quan trọng trong sự phát triển của não bộ. 

 

+            Tuy nhiên, một bất lợi tiềm ẩn trong việc ăn cá là việc nhiễm với thủy ngân. Gần như tất cả cá và động vật có vỏ đều chứa lượng ít thủy ngân. Đối với hầu hết mọi người, nguy cơ nhiễm thủy ngân khi ăn cá và động vật có vỏ không phải là mối lo ngại. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang cho con bú thì việc tiêu thụ một lượng cá và động vật có vỏ nhất định có thể tăng nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ vì thủy ngân có thể truyền từ huyết thanh mẹ và vào sữa. Tuy nhiên, nếu xem xét giữa lợi ích và nguy cơ mang lại thì những nguy cơ này có thể được bù đắp bởi lợi ích của DHA cho hệ thần kinh. Để giảm thiểu vấn đề này mẹ có thể tránh ăn những loài cá có nồng độ cao như các loài cá săn mồi như cá thu, cá kiếm, cá mập.. thay vào đó nên dùng các loại cá và động vật có vỏ có nồng độ thủy ngân thấp như cá hồi, cá trê, tôm . Do đó điều quan trọng là bà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn rõ ràng về việc lựa chọn cá ăn toàn để ăn trong thời kỳ cho con bú cũng như trong thời kỳ mang thai.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Nancy F Butte, PhD, Alison Stuebe, MD, MSc, Maternal nutrition during lactation, Uptodate (2020)

 

XEM THÊM

CHĂM SÓC VÚ SAU SINH(Mở trong cửa số mới)

Giải đáp thắc mắc: Nuôi con mùa Covid-19(Mở trong cửa số mới)

Để lại một bình luận