GIỚI THIỆU:
Bệnh về hemoglobin có thể chia thành 2 loại: Bệnh lý thalassemia (bệnh lý về giảm số lượng chuỗi globin) và bệnh về thay đổi cấu trúc hemoglobin (ví dụ hemoglobin S, hemoglobin C), đôi khi có sự kết hợp cả hai loại này.
Mục đích của tầm soát bệnh lý hemoglobin trước sinh là để xác định và tư vấn cho những người không có triệu chứng rằng nguy cơ mắc bệnh hemoglobin di truyền ở con họ. Chẩn đoán trước sinh được đưa ra khi thai nhi có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bệnh lý mẹ. Mục đích là để cho phép cha mẹ đưa ra các lựa chọn sinh sản dựa trên thông tin này và trong trường hợp alpha thalassemia thể nặng, để theo dõi thai kỳ xem có bị phù thai và có khả năng can thiệp hay không.
TẦN SUẤT BỆNH:
+ Bệnh hồng cầu hình liềm và thalassemia là 2 bệnh về hemoglobin phổ biến nhất trên thế giới.
+ Dữ liệu toàn cầu: Khoảng 7% thai phụ mang beta-thalassemia hoặc alpha-thalassemia hoặc bệnh hemoglobin S, C, D hoặc E.
– Thalassemia: Thalassemias là bếnh lý di truyền rối loạn đơn gen phổ biến nhất trên thế giới với tần suất xảy ra cao ở các khu vực bao gồm khu vực Địa Trung Hải, Trung Đông, Đông Nam Á, Châu Phi và tiểu lục địa Ấn Độ. Các chương trình sàng lọc mở rộng và chẩn đoán trước sinh giúp giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh beta-thalassemia ở các nhóm dân cư có nguy cơ mắc bệnh ở Địa Trung Hải. Tuy nhiên, bệnh thalassemia vẫn còn là một vấn đề đáng lo ngại ở các nơi khác trên thế giới.
– Hemoglobin S, C, E: bệnh hemoglobin S và C phổ biến nhất ở châu Phi, và cũng được tìm thấy ở các nước vùng Địa Trung Hải, Ả-Rập-Xê-Út và các nước ở vùng Caribe. Năm 2010, hơn 300.000 trẻ sơ sinh mắc bệnh hemoglobin S đồng hợp tử và hơn 5.000.000 trẻ sinh ra với hồng cầu hình liềm không triệu chứng trên toàn thế giới, với phần lớn những trẻ này sinh ra ở châu Phi cận Sahara. Hemoglobin E được tìm thấy phổ biến nhất ở Đông Nam Á. Người ta ước tính rằng 30 triệu người Đông Nam Á là người mang hemoglobin E và một triệu người mắc bệnh hemoglobin E đồng hợp tử.
Ảnh minh họa – nguồn internet
MỤC ĐÍCH TẦM SOÁT BỆNH LÝ HEMOGLOBIN TRƯỚC SINH VÀ CHẨN ĐOÁN CHO THAI:
Mục đích cho tầm soát trước sinh là phát hiện những cá thể mang bệnh không triệu chứng và nguy cơ bị bệnh lý hemoglobin di truyền cho con họ. Tầm soát nên được thực hiện cho tất cả cha, mẹ và nếu tầm soát dương tính thì chẩn đoán thai nên được thực hiện để xem thai có bị ảnh hưởng hay không.
Bởi vì bệnh thalassemias và các bệnh lý thay đổi cấu trúc hemoglobin là rối loạn di truyền lặn trên NST thường, cha mẹ là người mang gen dị hợp tử có nguy cơ 25% sinh con bị bệnh hemoglobin. Nguy cơ mắc bệnh hemoglobin ở thai nhi tăng lên 50% nếu một bố hoặc mẹ là đồng hợp tử. Xét nghiệm ADN thai nhi cung cấp một cách chính xác cho cho mẹ nguy cơ về việc thai nhi có mắc bệnh hemoglobin hay không. Cha mẹ sẽ quyết định sinh con dựa trên kết quả xét nghiệm DNA thai và tuổi thai hiện tại.
Trong hầu hết các trường hợp xác định bệnh hemoglobin ở thai nhi, xét nghiệm thai không làm thay đổi việc chăm sóc sản khoa, vì bệnh hemoglobin ở thai nhi thường không có gây ra kết cục xấu đối với thai nhi, người mẹ hoặc quá trình mang thai. Ngoại trừ là bệnh alpha-thalassemia thể đồng hợp tử với việc mất cả 4 chuỗi alpha globin, thường dẫn đến phù thai và tử vong trong thời gian từ cuối 3 tháng giữa và giữa 3 tháng cuối nếu không có bất kỳ can thiệp nào. Chẩn đoán thai nhi mắc bệnh alpha-thalassemia thể đồng hợp tử cho phép cha, mẹ xem xét việc can thiệp thai kỳ. Một biện pháp can thiệp là truyền máu trong tử cung cho thai, có thể giúp thai sống và đôi khi sinh đủ tháng, nhưng khiến trẻ sơ sinh lệ thuộc vào truyền máu và hậu quả của truyền máu.
XÁC ĐỊNH NGUY CƠ CHA, MẸ:
+ Ai nên được tầm soát: Việc tầm soát nên được thực hiện cho tất cả cha,mẹ hơn là tầm soát chọn lọc vì sẽ phát hiện nhiều người mang bệnh hemoglobin, do sự phân bố đa dạng về chủng tộc và địa lý của bệnh. Tại Hoa Kỳ, ACOG khuyến cáo nên thực hiện tầm soát người mang bệnh hemoglobin cho tất cả phụ nữ mang thai. ACOG khuyến cáo điện di hemoglobin cùng với xét nghiệm công thức máu nếu nghi ngờ bệnh hemoglobin dựa trên dân tộc (gốc Phi, Địa Trung Hải, Trung Đông, Đông Nam Á hoặc Tây Ấn Độ) hoặc nếu xét nghiệm công thức máu toàn phần cho thấy MCV hoặc MCH thấp.
Ảnh minh họa – nguồn internet
+ Thời điểm thực hiện: Nếu không được thực hiện trước khi mang thai, tầm soát bệnh hemoglobin hữu ích nhất khi được thực hiện trong giai đoạn sớm thai kỳ để giúp chẩn đoán thai nhi sớm (nếu có chỉ định và mong muốn) và có thể được thực hiện khi cha mẹ có lựa chọn chấm dứt thai kỳ và đang xem xét việc chấm dứt thai kỳ. Trong trường hợp mắc bệnh alpha-thalassemia thể đồng hợp tử với việc mất cả 4 chuỗi alpha globin, việc chẩn đoán sớm sẽ giúp thay đổi quản lý thai kỳ cho phù hợp.
+ Tầm soát bệnh thalassemia:
– Xét nghiệm công thức máu toàn phần là xét nghiệm tầm soát ban đầu cho thalassemia vì dễ thực hiện, cũng như cung cấp chỉ số về hemoglobin và dung tích hồng cầu. MCV <80fL và / hoặc MCH <27 pg trong trường hợp không thiếu sắt gợi ý bệnh alpha hoặc beta-thalassemia thể nhẹ và xét nghiệm thêm điện di hemoglobin được chỉ định để xác định chẩn đoán, ngoài ra, khi bệnh nhân thiếu sắt thì nên được điều chỉnh trước khi điện di hemoglobin để có kết quả chính xác.
+ Tầm soát hồng cầu hình liềm không triệu chứng:
– tầm soát trước sinh để tìm hồng cầu hình liềm không triệu chứng được thực hiện với phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC); điện di hemoglobin cũng có thể dùng nếu không có các xét nghiệm này. Hồng cầu hình liềm không triệu chứng được thiết lập bằng cách tìm ra cả hemoglobin A và hemoglobin S, với lượng hemoglobin A lớn hơn hemoglobin S. Ngoài ra, các xét nghiệm này cũng sẽ phát hiện người mang hemoglobin C hoặc E.
CHẨN ĐOÁN BẤT THƯỜNG THAI TRƯỚC SINH:
+ Trong thai kỳ: Xét nghiệm chẩn đoán thai nhi nên được thực hiện cho các cha, mẹ mang thai có nguy cơ thai nhi mắc bệnh hemoglobin và đã được tư vấn để hiểu rõ rủi ro, hạn chế và lợi ích của xét nghiệm. Sau khi được tư vấn, cha, mẹ nên được ra quyết định có nên tiến hành xét nghiệm hay không và ảnh hưởng của kết quả xét nghiệm tới quyết định lựa chọn sinh sản.
– Xét nghiệm xâm lấn: Các xét nghiệm có thể thực hiện trong 3 tháng đầu thai kỳ như sinh thiết gai nhau (thực hiện khoảng tuần thứ 10 đến tuần thứ 13 thai kỳ) hoặc chọc ối (thực hiện sau 15 tuần tuổi thai).
– Xét nghiệm không xâm lấn: NIPT có thể dùng để tầm soát những thai kỳ có nguy cơ cao bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down. Việc sử dụng NIPT cho các bệnh lặn trên NST thường đơn gen còn nhiều thách thức. Trong các điều kiện lặn trên NST thường như bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh thalassemia, 50% bộ gen của thai nhi giống với bộ gen được di truyền từ mẹ. Khi bệnh lý hemoglobin ảnh hưởng đến thai, việc xét nghiệm tầm soát cho cha là cần thiết, do đó, khi đó cần làm NIPT cho cả cha để phân biệt với bệnh sinh di truyền từ mẹ.
Ảnh minh họa – nguồn internet
– Ngoài ra, các dấu hiệu siêu âm cũng có thể được sử dụng để tầm soát cho thai nhi khi cha mẹ có yếu tố nguy cơ. Tỉ lệ tim-lồng ngực, độ dày nhau thai và vận tốc đỉnh tâm thu động mạch não giữa (MCA-PSV) được sử dụng phổ biến nhất. Tỷ lệ tim-lồng ngực có vẻ là hiệu quả nhất để phát hiện bệnh alpha-thalassemia thể nặng của thai nhi trong những tuần đầu thai kỳ. Tỷ lệ lồng ngực >0,5 trước 17 tuần; độ dày nhau thai >18 mm trước 15 tuần hoặc >30 mm khi ≥18 tuần; hoặc MCA-PSV >1,5MoM đối với tuổi thai sau 15 tuần là dấu hiệu của tình trạng thai nhi bị ảnh hưởng.
+ Tiền làm tổ: Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) thì được thực hiện trong ống nghiệm (in vitro) để xác định phôi bị ảnh hưởng hay không đã được thực hiện thành công ở các cặp vợ chồng dị hợp tử thalassemia. Tuy nhiên, thủ thuật này chỉ có thể được thực hiện cùng với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), đây là một bất lợi lớn ở các cặp vợ chồng không yêu cầu IVF để điều trị hiếm muộn. Tuy nhiên, một số cặp vợ chồng chọn làm PGT với điều kiện chẩn đoán phân tử có thể thực hiện được vì có thể xác định các phôi có nguy cơ trước khi chuyển phôi vào tử cung, do đó tránh phải xem xét việc chấm dứt thai kỳ và liệu pháp điều trị sau sinh đối với một thai kỳ bị ảnh hưởng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Amber M Yates, MD, Prenatal screening and testing for hemoglobinpathy, Uptodate (2021).
XEM THÊM
THIẾU MÁU THALASSEMIA TRONG THAI KỲ VÀ SÀNG LỌC(Mở trong cửa số mới)
10 Cách đơn giản phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ(Mở trong cửa số mới)
Một số bài viết khác:
SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ MỔ LẤY THAI Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG DO CƠN GÒ TỬ CUNG KÉM
CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BỆNH PHỤ KHOA – CÁC BỆNH LÝ VỀ ÂM HỘ
DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ
Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM MÁU KHI MANG THAI
LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH