Trầm cảm sau sinh – Triệu chứng và cách nhận biết

Trầm cảm sau khi sinh là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 1/10 phụ nữ trong vòng một năm sau sinh. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến cả người cha. Hiện nay với sự hỗ trợ phù hợp, bao gồm các chiến lược và liệu pháp tự lực, hầu hết phụ nữ sẽ sớm hồi phục hoàn toàn.

1. Nguyên nhân nào gây ra chứng trầm cảm sau sinh?

 

Nguyên nhân của chứng trầm cảm sau sinh không hoàn toàn rõ ràng, Tuy nhiên người ta chú ý đến một số yếu tố liên quan bao gồm:

  • Tiền sử các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm, trước đó trong cuộc sống
  • Tiền sử các vấn đề sức khỏe tâm thần trong khi mang thai
  • Không có gia đình hoặc bạn bè thân thiết hỗ trợ trong suốt thai kỳ và hậu sản
  • Có mối quan hệ không tốt với người bạn đời của mình
  • Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống gần đây, chẳng hạn như vừa mất một người thân
  • Trải qua trạng thái “baby blues”

Ngay cả khi bạn không có bất kỳ vấn đề nào trong số này, việc sinh con cũng là một sự kiện thay đổi cuộc đời và chính nó đôi khi cũng có thể gây ra trầm cảm. Thường phải mất thời gian để mọi người thích nghi với việc trở thành cha mẹ. Chăm sóc một em bé vừa chào đời thật sự rất khó khăn và mệt mỏi đối với những bậc làm cha mẹ.

 

2. Các triệu chứng của trầm cảm sau khi sinh

Trầm cảm sau khi sinh có thể ảnh hưởng đến phụ nữ theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào trong năm đầu sau khi sinh và có thể phát triển đột ngột hoặc từ từ.

Nhiều phụ nữ cảm thấy hụt hẫng, rơi nước mắt hoặc lo lắng trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Điều này thường được gọi là “baby blues” và nó phổ biến đến mức được coi là bình thường sau sinh. Trạng thái “Baby blues”  kéo dài không quá 2 tuần sau khi sinh.

 

Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài hơn hoặc bắt đầu muộn hơn, bạn có thể bị trầm cảm sau khi sinh.

 

Các triệu chứng phổ biến của trầm cảm sau khi sinh bao gồm:

  • Bạn có cảm giác buồn dai dẳng và tâm trạng kém
  • Ban mất hứng thú với thế giới xung quanh, kể cả với những thứ từng mang lại niềm vui cho bạn.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Khó ngủ vào ban đêm và cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày
  • Bạn cảm thấy rằng bạn không thể chăm sóc con của mình
  • Bạn có vấn đề về sự tập trung và đưa ra quyết định
  • Chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn (ăn uống thoải mái)
  • Dễ bị kích động, cáu kỉnh hoặc ngược lại, rất thờ ơ 
  • Cảm giác tội lỗi, tuyệt vọng và tự trách bản thân
  • Khó gắn kết với con mình, thờ ơ, lãnh đạm khi cả khi sống chung con
  • Có những suy nghĩ đáng sợ – ví dụ, về việc làm tổn thương con của mình; những thứ này có thể đáng sợ, nhưng chúng rất hiếm khi được thục hiện
  • Có suy nghĩ về việc tự tử và tự làm hại bản thân

Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn và các mối quan hệ của bạn với con bạn, gia đình và bạn bè của bạn. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn càng sớm càng tốt để bạn có thể nhận được sự hỗ trợ mà bạn cần. Đừng đấu tranh một mình và hy vọng vấn đề sẽ biến mất. Nó có thể tiếp tục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm nếu không được can thiệp.

 

Người cha cũng có thể bị trầm cảm sau khi em bé được sinh ra. Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ nếu điều này đang ảnh hưởng đến bạn.

 

Chứng trầm cảm sau khi sinh có thể phát triển từ từ và khó có thể nhận ra. Một số bậc cha mẹ có thể tránh nói chuyện với gia đình và bạn bè về cảm giác của họ vì họ lo lắng sẽ bị đánh giá là không cố gắng vượt qua khó khăn hoặc tỏ ra không vui vẻ sau khi có con.

 

Ngoài ra, bạn cũng có thể phát hiện biểu hiện trầm cảm sau sinh ở những người xung quanh. Các dấu hiệu để bạn đời, gia đình và bạn bè nhận biết ở những người mới làm cha mẹ bao gồm:

  • Thường xuyên khóc mà không có lý do rõ ràng
  • Gặp khó khăn trong việc gắn bó với con của họ, chăm sóc chúng chỉ như một nghĩa vụ và không muốn chơi với chúng
  • Dần ngừng liên lạc với những người khác
  • Nói chuyện tiêu cực mọi lúc và nói rằng họ tuyệt vọng
  • Bỏ bê bản thân, chẳng hạn như không giặt giũ hoặc thay quần áo của họ
  • Mất cảm giác về thời gian, chẳng hạn như không biết liệu 10 phút hay 2 giờ đã trôi qua
  • Mất đi tính hài hước của họ
  • Liên tục lo lắng rằng có điều gì đó không ổn xảy ra với con của họ, bất chấp sự trấn an

Nếu bạn nghĩ ai đó mà bạn biết đang bị trầm cảm, hãy khuyến khích họ nói về cảm xúc của họ với bạn, một người bạn và tốt nhất là nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

3. Các tình trạng liên quan

Cũng như trầm cảm sau khi sinh, một số tình trạng sức khỏe tâm thần khác cũng có thể phát triển sau khi sinh, bao gồm:

  • Rối loạn lo âu – bao gồm rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), lo âu xã hội, rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) và rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) – những suy nghĩ, hình ảnh hoặc thôi thúc không mong muốn và khó chịu liên tục xâm nhập vào tâm trí của một người, khiến họ lo lắng và dẫn đến các hành vi lặp đi lặp lại
  • Rối loạn tâm thần sau sinh – sự kết hợp của các triệu chứng như rối loạn lưỡng cực (cảm thấy chán nản trong giây lát và rất hạnh phúc trong giây phút tiếp theo), ảo tưởng (tin những điều rõ ràng là không có thật và phi logic) và ảo giác (nhìn và nghe những thứ không thực sự có).

 

Nguồn tham khảo

https://www.nhs. uk/mental-health/conditions/post-natal-depression/overview/

https://www.nhs. uk/mental-health/conditions/post-natal-depression/symptoms/

 

Để lại một bình luận