Những thay đổi về sinh lý và giải phẩu sẽ trở lại trạng thái trước khi mang thai trong thời kỳ hậu sản khoảng 6-8 tuần sau sinh.
Các bài tập thể dịch và chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm cân, ngăn ngừa nguy cơ béo phì, cũng như các bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp. Ngoài ra, tập thể dục trong thời kỳ hậu sản cũng giúp giảm nguy cơ trầm cảm cũng như stress cho các mẹ sau sinh.
HẬU SẢN SAU SINH THƯỜNG:
Thời gian thích hợp để trở lại hoạt động thể chất bình thường như trước khi mang thai thì khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ tổn thương tầng sinh môn, mất máu (mức độ thiếu máu), có biến chứng liên quan đến thai kỳ và thời kỳ hậu sản hay khôn. Sau khi sinh thường, hầu hết phụ nữ nên tiếp tục các hoạt động thể chất bình thường theo khả năng của mình và tham khảo ý kiến bác sĩ. Các vận động viên chuyên nghiệp muốn tiếp tục lịch tập luyện thường xuyên của họ nên có sự giám sát của y tế, có thể xem xét đến các yếu tố môn thể thao, kinh nghiệm sinh con và nhu cầu cho con bú. Mặc dù, chức năng của sàn chậu bị ảnh hưởng bởi khả năng quay lại hoạt động thể lực nhanh trong thời kỳ hậu sản, nhưng vẫn chưa xác định cụ thể, nhìu nghiên cứu cho thấy những phụ nữ quay lại hoạt động bình thường của họ trong thời gian sớm sau sanh thì cải thiện chức năng sàn chậu hơn so với những phụ nữ hạn chế vận động sau sinh.
Bài tập cơ sàn chậu Kegel thực hiện nhiều lần trong ngày, nếu dung nạp tốt có thể làm giảm són tiểu và són phân sau sinh. Bài tập này có thể thực hiện sau một đến hai tuần sau sinh ở những phụ nữ không rách cổ tử cung và cắt tầng sinh môn trong lúc sanh.
bài tập thể dục cho mẹ sau sinh – Hoby
Ảnh minh họa – nguồn internet
HẬU SẢN SAU SINH MỔ
♦ Khi xác định an toàn về mặt y học, việc trở lại hoạt động thể chất như trước khi mang thai nên được thực hiện sẽ giảm nguy cơ bệnh suất sau sinh. Mặc dù có rất ít dữ liệu để hướng dẫn bất kỳ khuyến nghị về hoạt động thể lực sau phẫu thuật và thiếu sự đồng thuận giữa các bác sĩ phẫu thuật, nhưng sự hiện diện của các yếu tố sau đây sẽ làm chậm việc tiếp tục một số hoặc tất cả các hoạt động thể chất:
+ Tiền sử bệnh lý (thiếu máu, rối loạn chức năng tim-phổi, thuyên tắc mạch)
+ Đau cần phải dùng thuốc giảm đau
+ Biến chứng phẫu thuật và sau phẫu thuật (buồn nôn/nôn, vết thương không lành tốt, bệnh lý thần kinh)
♦ Đặc biệt, đối với các vận động viên có xu hướng muốn lấy lại thể lực như trước khi mang thai càng sớm càng tốt, do ngừng rèn luyện trong ba đến bốn tuần sẽ làm giảm sức bền 4-25%. Hầu hết phụ nữ sẽ có thể tiếp tục rèn luyện từ 4 đến 6 tuần sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, việc quay lại nhanh các hoạt động thể chất nên tùy từng đối tượng cụ thể và chỉ thực hiện khi đảm bảo an toàn về mặt y học.
♦Các bài tập thể dục: sau khi đảm bảo về mặt y học, phụ nữ sau sinh mổ có thể thực hiện các bài tập thể dục sau:
+ Trong ba tuần đầu hậu sản:
Có thể đi bộ với cường độ ban đầu ít nhất 10 phút/ngày và có thể tăng dần.
• Nếu được thì có thể sử dụng cầu thang trong nhà vận động với tốc độ chậm và tăng dần về tần số.
• Tập tạ – ACOG khuyến cáo, sau sinh mổ, tạm thời không được nâng vật nặng hơn trẻ sơ sinh.
• Đối với vận động viên thì quá trình lành vết thương thành bụng được xác định bằng thời gian mà vận động viên này quay lại những bài tập nặng nhọc. Các cân cơ thành bụng đạt được 51-59% sức bền như trước khi mang thai vào ngày 42, 70-89% vào ngày thứ 120 và 73-93% vào ngày thứ 140 sau sinh.
Ảnh minh họa – nguồn internet
+ Từ tuần 3 đến tuần thư 6 sau sinh:
• Để đạt lại được sức cơ và trương lực cơ vùng bụng chậu thì nên thực hiện một thói quen tập thể dục toàn thân hiệu quả.
• Ngoài ra, các bài tập cơ sàn chậu Kegel nên được thực hiện nhiều lần trong ngày có thể làm giảm nguy ơ són tiểu và són phân sau sinh. Các mẹ có thể bắt đầu trước tuần thứ 3 miễn là việc co thắt sàn chậu không gây đau.
Ảnh minh họa – nguồn internet
+ Sau tuần thứ 6 hậu sản:
• Tại tuần thứ 6 hậu sản có thể thực hiện các hoạt động thể chất cường độ vừa phải khoảng 150 đến 300 phút mỗi tuần.
• Phụ nữ trước khi mang thai có tham gia các câu lạc bộ hoặc phòng tập có thể thực hiện lại những động tác này một cách từ từ và thận trọng với mức độ thấp. Các khớp và dây chằng có thể ần đến 3 tháng mới trở lại được trạng thái như trước khi mang thai.
PHỤ NỮ TRONG THỜI GIAN CHO CON BÚ
+ Những phụ nữ tập thể dục ở mức độ gắng sức vừa phải không có thay đổi về lượng hoặc thành phần sữa mẹ hoặc khả năng bú sữa của trẻ; tuy nhiên, tập thể dục ở mức tối đa có liên quan đến sự gia tăng đáng kể lượng axit lactic trong sữa mẹ trong thời gian ngắn và trẻ thường sẽ không bú tốt. Việc cho con bú trước khi tập thể dục tránh được các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến việc tăng tính axit của sữa mẹ và cũng tránh được sự khó chịu của vú căng sữa khi tập thể dục.
+ Việc tập thể dục mức vừa phải trong thời gian cho con bú không ảnh hưởng đến sự tăng cân của trẻ. Đối với các bà mẹ tập với cường độ nặng trong thời gian cho con bú, có báo cáo rằng trẻ không tăng cân như mong đợi, tuy nhiên, điều này có thể do lượng dịch hoặc dinh dưỡng không cung cấp đủ khi tập thể dục với cường độ nặng đã làm giảm sản xuất sữa và kết quả là trẻ không đạt được cân nặng tối ưu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Raul Artal, MD, Exercise during pregnancy and the postpartum period, Uptodate (2021).
Một số bài viết khác:
SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ MỔ LẤY THAI Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG DO CƠN GÒ TỬ CUNG KÉM
CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BỆNH PHỤ KHOA – CÁC BỆNH LÝ VỀ ÂM HỘ
DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ
Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM MÁU KHI MANG THAI
LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH