TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ

GIỚI THIỆU:

            Tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật/sản giật là rối loạn tăng huyết áp do thai kỳ trong đó tăng huyết áp thai kỳ là phổ biến nhất, các rối loạn này sẽ tự hồi phục sau hậu phẫu. 

 

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

ĐỊNH NGHĨA VÀ CHẨN ĐOÁN:

            ♦ Tăng huyết áp thai kỳ được chẩn đoán lâm sàng khi huyết áp tâm thu >= 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trường >=90mmHg lúc 20 tuần thai kỳ và không xuất hiện đạm niệu hoặc rối loạn chức năng cơ quan đích. Huyết áp nên được thực hiện ít nhất hai lần cách nhau ít nhất 4 giờ. Tuy nhiên, nếu huyết áp tăng quá cao (huyết áp tâm thu >=160mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương >=110mmHg) thì có thể xác định chẩn đoán ngay để điều trị tăng huyết áp nặng.

 

            ♦ Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ là chẩn đoán tạm thời cho sản phụ không có đủ tiêu chuẩn cho tiền sản giật hoặc tăng huyết áp mạn (tăng huyết áp phát hiện trước 20 tuần tuổi thai). Chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ có thể thay đổi thành:

                        + Tiền sản giật, nếu có đạm niệu đủ tiêu chuẩn tiền sản giật hoặc có rối loạn cơ quan đích.

                        + Tăng huyết áp mạn, nếu tăng huyết áp kéo dài >=12 tuần sau sinh

                        + Tăng huyết áp thai kỳ thoáng qua, nếu tăng huyết áp về bình thường sau khoảng 12 tuần sau sinh.

 

            ♦ Do đó nên theo dõi bệnh nhân có rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ít nhất 12 tuần sau sinh để xác lập được chẩn đoán chính xác.

 

            ♦ Đánh giá đạm niệu: Việc xác định có xuất hiện đạm niệu hay không là tiêu chuẩn cho chẩn đoán sản phụ này bị tăng huyết áp thai kỳ hay tiền sản giật. Việc xác định đạm niệu bằng dipstick có thể có âm tính giả do tỉ trong nước tiểu thấp (<1,010), nồng độ muối cao, nước tiểu có tính acid cao. Thường sẽ dùng tiêu chuẩn tỉ lệ protein/creatinine >=0,26 (mg/mg) hoặc >=30 (mg/mmol) trong mẫu nước tiểu bất kỳ hoặc nước tiểu 24 giờ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy khoảng 10% sản phụ có triệu chứng và./hoặc đặc điểm mô học của tiền sản giật nhưng không xuất hiện đạm niệu và 20% sản phụ bị sản giật không xuất hiện đạm niệu trước đó. Nên việc đánh giá tăng huyết áp cùng với tổn thương các cơ quan đích là đặc biệt quan trọng trong trường hợp nghi ngờ tiền sản giật/sản giật.

 

            ♦ Đánh giá cận lâm sàng: Việc đánh giá cận lâm sàng có thể xác định rối loạn chức năng cơ quan đích do tiền sản giật/sản giật. Các dấu hiệu tiền sản giật nặng như giảm tiều cầu (<100,000/ul), tăng men gan gấp 2 lần, nồng độ creatinine trong huyết thanh >1,1mg/dl..

 

            ♦ Đánh giá sức khỏe thai nhi: Với thai phụ bị rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, nên đánh giá sức khỏe thai nhi qua trắc đồ sinh vật lý (BPP) hoặc non-stress test với đánh giá lượng nước ối, đánh giá cân nặng, siêu âm Doppler động mạch rốn.

 

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

TỈ LỆ HIỆN MẮC:

            Tăng huyết áp thai kỳ là rối loạn tăng huyết áp thường gặp nhất trong thai kỳ, chiếm tỉ lệ khoảng 6-17% trong sản phụ mang thai lần đầu và 2-4% ở sản phụ mang thai nhiều lần. Tỉ lệ gặp cao nhất ở sản phụ có tiền căn tiền sản giật ở thai kỳ trước, đa thai, sản phụ béo phì.

 

NGUY CƠ CỦA TIỀN SẢN GIẬT:

            ♦ Khoảng 10-50% sản phụ được chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ sẽ phát triển thành tiền sản giật trong một đến năm tuần tới.

 

            ♦ Các đặc điểm lâm sàng tại thời điểm chẩn đoán tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ tiền sản giật bao gồm:

 

                        + Tuổi thai ít hơn 34 tuần tại thời điểm chẩn đoán (độ nhạy 85%, độ đặc hiệu 60%)

                        + Huyết áp tâm thu trung bình >135mmHg trong máy theo dõi huyết áp 24 giờ (độ nhạy 61%, độ đặc hiệu 76%).

                        + Nồng độ acid uric tăng cao trong huyết thanh >5,2mg/dl (độ nhạy 88%, độ đặc hiệu 93%).

 

QUẢN LÝ TÌNH TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ:

            ♦ Việc quyết định chấm dứt thai kỳ sớm hay không nên có sự cân bằng giữa ba yếu tố:

                        + Lợi ích cho thai nhi khi điều trị mong đợi (thai có thời gian để phát triển và trưởng thành)

                        + Lợi ích cho mẹ và thai khi can thiệp sớm (tránh được các biến chứng khi có sự diển tiến nặng của tăng huyết áp thai kỳ)

                        + Nguy cơ cho mẹ và thai khi điều trị mong đợi ( một số nguy cơ như thai lưu, suy thai,..)

 

            ♦ Huyết áp nhỏ hơn 160/110 mmHg: Việc quản lý tăng huyết áp thai kỳ thì tương tự như tiền sản giật không dấu hiệu nặng.

                        + Nơi chăm sóc: Hầu hết sản phụ tăng huyết áp nhỏ hơn 160/110 mmHg có thể tự theo dõi tại nhà và tái khám 1-2 tuần/lần để đánh giá sức khỏe mẹ và thai nhi. Việc theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên là vô cùng quan trọng để xác định huyết áp trung bình của bệnh nhân cung như huyết áp cáo nhất của bệnh nhân với hoạt động bình thường tại nhà.

 

                        + Tư vấn và giáo dục cho bệnh nhân: Việc tư vấn và giáo dục cho bệnh nhân là điều rất quan trọng vì tăng huyết áp thai kỳ có thể gây ra những kết cục xấu cho thai kỳ nếu như không được quản lý tốt. Tư vấn cho thai phụ các dấu hiệu cảnh báo cần phải đi khám ngay như đau đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị hoặc một phần tư trên phải, giảm cử động thai, xuất huyết âm đạo, dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. 

 

                        + Mức hoạt động thể lực: Sản phụ có thể duy trì hoạt động thể lực bình thường, việc nghỉ ngơi tại giường không làm giảm nguy cơ tiến triển thành tiền sản giật hoặc cải thiện kết cục cho thai phụ và bé nhưng sẽ giảm được tần suất tăng huyết áp nặng. Việc quyết định cho sản phụ nghỉ ngơi tại giường nên phụ thuộc vào huyết áp của bệnh nhân, bệnh đồng mặc, yếu tố xã hội, vì cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường kéo dài có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối.

                       

                        + Liều thấp aspirin: Việc dùng aspirin liều thấp để ngăn nguy cơ tiến triển thành tiền sản giật của sản phụ bị tăng huyết áp thai kỳ thì chưa rõ. Việc dùng aspirin liều thấp nên được dùng trước 20 tuần sẽ giảm nguy cơ tiền sản giật ở những thai phụ có nguy cơ trung bình hoặc cao bị tiền sản giật, ngoài ra còn giảm các biến chứng của nó như thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc sinh non.

 

                        + Đánh giá sức khỏe thai nhi: Nên theo dõi cử động thai mỗi ngày và đi khám ngay nếu thấy giảm hoặc mất cử động thai. Đánh giá chỉ số ối (AFI) và NST (nonstress test) hoặc trắc đồ sinh vật lý (BPP) mỗi tuần. Các xét nghiệm này nên thực hiện lúc thai 32 tuần hoặc sớm hơn nếu có nguy cơ thai suy và chấm dứt thai kỳ được xem xét nếu có kết quả bất thường.

 

                        + Dùng thuốc hạ áp: Việc dùng thuốc hạ áp chỉ được xem xét chỉ định trong trường hợp tăng huyết áp nặng hoặc có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích. Hầu hết sản phụ được dùng thuốc hạ áp thì mục tiêu điều trị là 130-150mmHg với huyết áp tâm thu và 80-110mmHg với huyết áp tâm trương.

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

                        + Liệu pháp corticoid: Việc dùng corticoid được chỉ định cho sản phụ có nguy cơ sinh trong vòng 7 ngày tới và trước 34 tuần. Tuy nhiên, liệu pháp corticoid không được chỉ định thường quy cho thai phụ bị tăng huyết áp không nặng vì sinh non trước 34 tuần ở những thai phụ này thì hiếm khi xảy ra (chỉ khoảng 1-5%).

                       

                        + Thời điểm chấm dứt thai kỳ: Việc chọn thời điểm chấm dứt thai kỳ phụ thuộc vào tình trạng tăng huyết áp của bệnh nhân, bệnh đồng mắc, và nguy cơ kết cục xấu cho thai kỳ lần này:

 

            ♦ Đối với thai phụ tăng huyết áp thai kỳ >=140/90 mmHg và <160/110mmHg và có kèm theo bệnh đồng mắc cũng như những yếu tố nguy cơ gây kết cục xấu cho thai kỳ thì chấm dứt thai kỳ nên được thực hiện khi thai >=37 tuần tuổi thai.

 

            ♦ Đối với trường hợp thai kỳ không có biến chứng, không có bệnh đồng mặc hoặc các yếu tố nguy cơ gây kết cục xấu cho thai kỳ và huyết áp >=140/90mmHg và <160/110mmHg thì nên chấm dứt thai kỳ khi thai >=38 tuần tuổi thai.

 

            ♦ Khi huyết áp >=160/110mmHg: ACOG khuyến cáo chấm dứt thai kỳ lúc thai >=34 tuần tuổi thai.

 

KẾT CỤC THAI KỲ:

            ♦ Tăng huyết áp thai kỳ không nặng: Thường kết cục thai kỳ sẽ tốt. Hầu hết các nghiên cứu cho thầy rằng cân nặng thai nhi trung bình và tỉ lệ thai chậm tăng trường trong tử cung, sinh non, nhau bong non, chết chu sinh tương tự như những thai kỳ bình thường.

 

            ♦ Tăng huyết áp nặng: Thai phụ có tăng huyết áp thai kỳ nặng làm tăng nguy cơ sinh non, nhau bong non và tử suất cho mẹ và thai nhi.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Lissa M Melvin, MD, Edmund F Funai, MD, Gestational hypertension, Uptodate (2020).

 

 

XEM THÊM

TIỀN SẢN GIẬT ĐỐI VỚI THAI PHỤ – NHỮNG TAI BIẾN SẢN KHOA VÔ CÙNG NGUY HIỂM(Mở trong cửa số mới)

CHẾ ĐỘ ĂN CHO THAI PHỤ TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ(Mở trong cửa số mới)

CHỌC ỐI(Mở trong cửa số mới)

Để lại một bình luận