
GIỚI THIỆU:
- Sốt trong thai kỳ có thể do nguyên nhân nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng. Kết cục của thai phụ và thai nhi phụ thuộc vào nguyên nhân.
- Nhiều yếu tố nguy cơ gây sốt trong thời kỳ sinh nở đã được báo cáo, chẳng hạn như mang thai lần đầu, chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non . Những đặc điểm này mô tả phụ nữ có khả năng bị nhiễm trùng ối (IAI, intraamniotic infection) và / hoặc được gây tê thần kinh, là hai nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt trong thời kỳ sinh nở. Trong trường hợp không có nguyên nhân sốt từ trước (ví dụ, nhiễm trùng hô hấp), hầu hết thai phụ bị sốt được cho là bị nhiễm trùng ối và được điều trị bằng kháng sinh phổ rộng.
CƠ CHẾ:
- Phần lớn bệnh nhân có tăng thân nhiệt đều bị sốt, xảy ra khi trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi được thiết lập lại ở nhiệt độ cao hơn bởi “chất gây sốt nội sinh “được tạo ra bởi các tế bào đáp ứng với nhiễm trùng, viêm, chấn thương hoặc đáp ứng kháng nguyên. Các chất gây sốt này bao gồm các cytokin interleukin (IL) -1 alpha và IL-1 beta, IL-6, yếu tố hoại tử u (TNF)-alpha và TNF-beta, và interferon alpha
- Có một vài trường hợp trong đó nhiệt độ tăng cao biểu hiện sự tăng thân nhiệt (cơ thể tăng nhiệt độ do mất nhiệt không đủ; trung tâm điều hòa nhiệt độ không được thiết lập lại) thay vì là sốt. Ví dụ, một số thuốc (ví dụ, atropin,…) tăng nhiệt độ bằng cách ngăn tiết mồ hôi hoặc giãn mạch mà không làm thay đổi trung tâm điều nhiệt vùng dưới đồi.
KHÁI NIỆM:
- Sốt được định nghĩa là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức thay đổi bình thường hàng ngày. Ngưỡng sốt khi mang thai thường được coi là nhiệt độ của mẹ ≥38 ° C (≥100.4 °F) được đo bằng đường miệng. Điều này một phần dựa trên một nghiên cứu về nhiệt độ bình thường lúc mang thai, dao động từ 34,6 đến 37,6 ° C (94,3 đến 99,7 ° F) khi nhập viện vì chuyển dạ. Có sự phân bố trong ngày, với đỉnh điểm từ nửa đêm đến 2 giờ sáng và từ 11 giờ sáng đến trưa
- Tuy nhiên, vào năm 2016, một hội đồng chuyên gia đã được họp lại để giải quyết việc chẩn đoán và quản lý sản phụ bị nhiễm trùng thai kỳ (được gọi trong báo cáo này là “triple I”, viết tắt của nhiễm trùng hoặc viêm trong tử cung hoặc cả hai) và trẻ sơ sinh được đề nghị xác định sốt ở mẹ khi nhiệt độ của mẹ ≥39 ° C (≥102,2 ° F) trên một lần đọ bằng đường miệng hoặc ≥38 ° C (≥100,4 ° F) và dưới 39 ° C (102,2 ° F) trên hai lần đọc cách nhau 30 phút bằng đường miệng . Liệu định nghĩa này sẽ được chấp nhận rộng rãi vẫn chưa được biết
TỈ LỆ MẮC PHẢI:
- Tỷ lệ mắc phải sốt trong thai kỳ được báo cáo rất khác nhau. Sự khác nhau này là do một số yếu tố, bao gồm cả sự khác biệt về khả năng xác định (các nghiên cứu tiền cứu báo cáo tỷ lệ cao hơn nghiên cứu hồi cứu), sự khác biệt về tỷ lệ phổ biến của các yếu tố nguy cơ trong các quần thể được nghiên cứu, sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau và những thay đổi theo thời gian trong thực hành sản khoa (ví dụ: tăng sử dụng kháng sinh khi mang thai và gây tê thần kinh)
- Một nghiên cứu dựa trên dân số sử dụng dữ liệu từ giấy khai tử của trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh từ năm 1995 và 1997 ghi nhận rằng sốt khi mang thai xảy ra 1,6% trong tổng số hơn 11 triệu ca sinh một ở Hoa Kỳ. Tỷ lệ mắc phải đã tăng lên nhiều lần trong những thập kỷ gần đây cùng với sự gia tăng sử dụng thuốc gây mê. Sốt trong thai kỳ hiện nay khoảng: 6,8% hoặc 1 trong 15 thai phụ.
ĐO LƯỜNG NHIỆT ĐỘ:
- Chúng tôi đo nhiệt độ của mẹ bằng cách đặt dưới lưỡi một tiếp điểm nhiệt kế điện tử vì nó chính xác và là phương pháp thuận tiện nhất để phát hiện sốt. Kỹ thuật tốt rất quan trọng vì thở bằng miệng, tăng thông khí, uống nước đá hoặc đồ uống nóng, và thờ oxy có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ miệng. Một cách đo chính xác là đảm bảo rằng người mẹ không dùng chất lỏng hoặc đá trong 15 phút trước khi nhiệt độ được xác định
-
- Các phương pháp đo nhiệt độ ở tai (màng nhĩ) và ở nách đặc biệt dễ bị sai số do người dùng. Nhiệt độ màng nhĩ không tiếp xúc xấp xỉ nhiệt độ chuẩn nhưng có thể không chính xác do đặt cảm biến không chính xác trong ống tai hoặc bị nhiễu bởi ráy tai. Nhiệt độ ở nách thấp hơn nhiệt độ miệng khoảng 1,0-2,0°C (1,8-3,6°F); một phép đo chính xác yêu cầu đầu dò phải được định vị trên động mạch nách và cánh tay đặt ở cạnh bệnh nhân. Nhiệt độ trực tràng cao hơn ở miệng khoảng 0,6 ° C (1,0°F)
- Các nghiên cứu so sánh lớn về so sánh các kỹ thuật đo nhiệt độ của thai phụ đã không được thực hiện. Trong một số nghiên cứu nhỏ, nhiệt độ miệng có tương quan với nhiệt độ trong tử cung hơn so với màng nhĩ hoặc nhiệt độ da trên đùi hoặc bụng.
- Nhiệt độ trong tử cung/ thai hơn nhiệt độ đo ở miệng thai phụ khoảng 0,2-0,9oC.
ĐÁNH GIÁ CHẨN ĐOÁN:
- Tiền sử và khám lâm sàng – Nên khai thác tiền sử và khám lâm sàng cẩn thận để tìm các nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt, cả sản khoa và không phải sản khoa. Khám lâm sàng nên bao gồm các dấu hiệu sinh tồn, nghe phổi và đánh giá đau bụng, đau góc trên đốt sống và tính chất của nước ối (ví dụ: mùi hôi). Các điểm chính cần xem xét:
- Gây tê thần kinh có liên quan đến sốt trong thai kỳ.
- Chuyển dạ kéo dài, vỡ ối kéo dài, khám âm đạo bằng tay nhiều lần (đặc biệt trong ối vỡ), và tiếp xúc với các dụng cụ tử cung như catheter áp lực trong tử cung hoặc điện cực da đầu của thai nhi là những yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng ối (IAI).
- Nguồn gây sốt có thể là nhiễm trùng trước khi mang thai như nhiễm trùng tiểu hoặc cảm lạnh hoặc hiếm hơn là cúm, viêm phổi, viêm đại tràng do clostridum difficile hoặc viêm ruột thừa.
- Hiếm hơn là nguồn sốt có thể thứ phát dó thuốc mà sản phụ dùng gần đây.
- Tim thai nhanh có thể xảy ra đáp ứng với sốt của mẹ hoặc nhiễm trùng trong tử cung. Tuy nhiên, nhịp tim thai nhóm I không đáng tin để loại trừ nhiễm trùng thai nhi/sơ sinh và không đặc hiệu trong nhiễm trùng trong tử cung.
- Xét nghiệm: Các xét nghiệm thì không thực hiện một cách thường quy, và nên thực hiện khi có nghi ngờ chẩn đoán.
+ Số lượng bạch cầu: khuyến cáo đo số lượng bạch cầu khi bệnh nhân biểu hiện sốt hoặc có nhiệt độ ≥39°C (≥102,2°F). Giá trị của số lượng bạch cầu trong thai kỳ bị hạn chế vì giá trị cao có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ bình thường. Dữ liệu từ hai loạt báo cáo số lượng bạch cầu trung bình khi chuyển dạ từ 10.000 đến 16.000 tế bào/uL, với mức trên cao tới 29.000 tế bào/uL, số lượng trung bình tăng tuyến tính với thời gian chuyển dạ đã trôi qua. Tuy nhiên, khi quan số lượng bạch cầu tăng giúp hỗ trợ chẩn đoán, đặc biệt là khi đi kèm lệch trái hoặc xuất hiện bạch cầu non.
+ Cấy máu: Tính hữu ích của việc cấy máu chưa được nghiên cứu cụ thể trong thai phụ và không có tiêu chuẩn nào về thời điểm khi nào cần cấy máu. Chúng tôi đề nghị cấy máu cho những phụ nữ có biểu hiện sốt trên lâm sàng hoặc nhiệt độ ≥39°C (≥102,2°F). Cách tiếp cận dựa trên quan sát tần suấtcấy máu dương tính tăng khi nhiệt độ tăng, và liệu pháp kháng sinh thích hợp là quan trọng ở bệnh nhân du khuẩn huyết vì du khuẩn huyết không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và sốc, mặc dù những di chứng nghiêm trọng này hiếm gặp ở thai phụ hoặc sau sinh trong các nước phát triển, vì những phụ nữ này có xu hướng trẻ và khỏe mạnh.
- Các chuyên gia đề nghị một số dấu hiệu chỉ định cho cấy máu là: sốt ≥39°C (≥102,2°F), ớn lạnh, hạ thân nhiệt, tăng bạch cầu chuyển trái, giảm bạch cầu và suy cơ quan không giải thích được (ví dụ, suy thận, nhiễm trùng huyết). Trong một nghiên cứu , 63% thai phụ cấy máu dương tính có sốt ≥39°C (≥102,2°F). Trong một nghiên cứu khác, nhiễm khuẩn huyết xảy raở 5,1% phụ nữ có nhiệt độ nách ≥38°C (≥100,4°F) và /hoặc các dấu hiệu lâm sàng khác của nhiễm trùng toàn thân (ví dụ: CRP tăng cao hoặc tăng bạch cầu). Trong một nghiên cứu thứ , du khuẩn huyết được dự đoán bằng nhiệt độ> 39,4°C (> 103°F), nhịp thở> 20 lần/phút, nhịp tim của mẹ >110 nhịp/phút và bạch cấu non> 10%.
- Mặc dù nhiễm trùng ối là vấn đề quan tâm khi mẹ sốt tuy nhiên cấy máu lại không được thực hiện thường quy khi có nghi ngờ nhiễm trùng ối. Điều trị nhiễm trùng ối là chuyển dạ và liệu pháp kháng sinh, liệu pháp điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm có hiệu quả ở 85-90%.
+ Xét nghiệm nước tiểu: dipstick nước tiểu thì nhanh, tiện lợi và giá thành thấp. Mẫu có thể được lấy từ nước tiểu giữa dòng, hoặc qua catheter. Được coi là dương tính nếu xuất hiện một trong hai yếu tố men esterase bạch cầu hoặc nitrit:men esterase bạch cầu dương tính cho thấy tiểu mủ và nitrit dương tính cho biết sự hiện diện của các sinh vật đường ruột chuyển nitrat trong nước tiểu thành nitrit. Độ nhạy và độ đặc hiệu đối với nhiễm trùng lần lượt là 50% và 97%; do đó, có tỷ lệ âm tính giả cao. Khuyến cáo xác định chẩn đoán bằng soi nước tiểu dưới kính hiển vi và cấy nước tiểu nếu bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng hoặc có nhiệt độ ≥39°C (≥102,2°F).
- Cấy nước tiểu không phải là xét nghiệm chẩn đoán được chọn lựa đầu tiên vì kết quả có thể có sau 24-48 giờ sau khi lấy.
+ Xét nghiệm đờm: Được thực hiện khi sản phụ nghi ngờ viêm phổi cộng đồng. Hầu hết bệnh nhân không cần xét nghiệm đờm vì điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm luôn thành công và chẩn đoán viêm phổi dựa vào hình ảnh học.
+ Xét nghiệm cúm: Sản phụ khi có triệu chứng giống cúm nên được xét nghiệm chẩn đoán cúm. Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang cung cấp kết quả sớm nhất.
+ Xét nghiệm dịch ối: Chọc ối hiếm khi được thực hiện ở những bệnh nhân dự kiến sinh trong vòng vài giờ. Nó có thể được thực hiện ở những bệnh nhân sinh non với màng ối nguyên vẹn để chẩn đoán nhiễm trùng ối dưới lâm sàng, giảm gò hầu như không hiệu quả trong trường hợp này.
+ Dấu ấn sinh học: Một nghiên cứu có hệ thống năm 2012 về sốt trong thai kỳ đã kết luận rằng việc đo các dấu ấn sinh học (ví dụ: CRP) ở mẹ không đáng tin cậy để phát hiện nhiễm trùng trong tử cung trong thực hành lâm sàng . Mặc dù mức IL-6 và IL-8 trong dịch ối tăng đáng kể trong nhiễm trùng ối, các giá trị ngưỡng tối ưu để chẩn đoán nhiễm trùng trong tử cung chưa được thiết lập và những dấu ấn chẩn đoán này cũng không được sử dụng trong lâm sàng.
NGUYÊN NHÂN CHUNG VÀ QUẢN LÝ:
- Tổng quan: Nguyên nhân phổ biến nhất của sốt trong thai kỳ là nhiễm trùng ối (IAI) và sử dụng thuốc gây mê. Vì sốt là dấu hiệu lâm sàng quan trọng của IAI và không có phát hiện lâm sàng hoặc xét nghiệm trong thai kỳ nào giúp phân biệt một cách đáng tin cậy giữa IAI và tăng thân nhiệt mẹ do gây mê, thuốc kháng sinh để điều trị IAI thường được sử dụng khi nhiệt độ của mẹ là ≥38°C (≥100.4°F) bằng đường uống và các các nguồn gây sốt liên quan đến nhiễm trùng khác (đường hô hấp, đường tiết niệu, đường tiêu hóa, v.v.) đã được loại trừ hợp lý. Ngưỡng thấp cho chẩn đoán và kháng sinh điều trị IAI dẫn đến điều trị quá mức vì nhiều bệnh nhân trong số này được phát hiện là cấy âm tính trong các nghiên cứu
- Các biện pháp hỗ trợ chung ở bệnh nhân sốt bất kể nguyên nhân gì bao gồm: Acataminophen, giảm nhiệt độ phòng, hạn chế mặc nhiều quần áo và uống nhiều nước.
- Nguyên nhân nhiễm trùng:
+ Nhiễm trùng ối (nhiễm trùng màng ối-màng ối): nhiễm trùng ối (hay được gọi là nhiễm trùng ối-màng ối) đề cập đến nhiễm trùng nước ối, màng ối, nhau thai và / hoặc màng rụng. Về mặt lâm sàng, tiêu chuẩn cần thiết để chẩn đoán IAI chỉ là mẹ sốt, là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm toàn thân. Các tiêu chí khác (lâm sàng và xét nghiệm) không nhạy.
- Theo các nghiên cứu lâm sàng, chẩn đoán IAI luôn luôn có hiện diện mẹ sốt ≥38°C (≥100.4°F) đo bằng đường miệng và ít nhất 2 trong các tiêu chuẩn sau:
- Nhịp tim mẹ nhanh (>100 lần/phút)
- Nhịp tim thai nhanh (>160 lần/phút)
- Đau tử cung
- Dịch ối hôi
- Bạch cầu tăng (>15000/mm)
- Tuy nhiên, vào năm 2016, một hội đồng chuyên gia đã họp lại để giải quyết việc chẩn đoán và quản lý thai phụ nhiễm IAI và trẻ sơ sinh của họ đã đề xuất thuật ngữ chẩn đoán mới của “viêm hoặc nhiễm trùng trong tử cung hoặc cả hai” hoặc” triple I “. Phương pháp này chưa được chấp nhận rộng rãi trên lâm sàng
-
- Các biến chứng thường gặp ở mẹ nhiễm IAI bao gồm bất thường chuyển dạ, cần phải mổ lấy thai, đờ tử cung, băng huyết sau sinh, viêm nội mạc tử cung và viêm tắc tĩnh mạch vùng chậu. Các biến chứng lên thai bao gồm nhiễm trùng huyết sơ sinh khởi phát sớm, viêm phổi, và viêm màng não.
- Chuyển dạ được chỉ định sau khi chẩn đoán IAI. Điều trị kịp thời với kháng sinh phổ rộng có tác dụng đối với Streptococcus nhóm B làm giảm bệnh suất ở mẹ và trẻ sơ sinh. Ampicillin kết hợp với gentamicin là một phác đồ phổ biến.
+ Nhiễm trùng tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ mang tha. Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu trên bao gồm sốt, đau hạ sườn, buồn nôn, nôn và đau nhức góc sống lưng có hoặc không kèm theo các triệu chứng đường tiết niệu dưới như tiểu khó, tiểu máu, tiểu gấp, đau bụng hạ vị. Viêm bàng quang đơn thuần(nhiễm trùng khu trú trong bàng quang) không liên quan đến sốt.
+ Nhiễm trùng hô hấp: Viêm đường hô hấp trên thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là vào mùa đông, khi nguyên nhân chủ yếu là do virus. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là nghẹt mũi, buồn nôn và ngứa cổ họng, nhưng cũng thường xuyên xảy ra đau họng, ho và khó chịu. Sốt, nếu có thì thường ở mức độ nhẹ. Điều trị hỗ trợ được chỉ định.
- Viêm phổi điển hình biểu hiện với sự khởi phát đột ngột sốt, đau ngực, ho có đờm. Chẩn đoán viêm phổi cũng tương tự đối với bệnh nhân không mang thai. Chụp X-quang ngực thường được chỉ định để xác định chẩn đoán, nhưng có thể bị trì hoãn cho đến sau khi sinh. Liệu pháp kháng sinh mục tiêu bao phủ các vi khuẩn liên quan đến viêm phổi cộng đồng trong bệnh nhân không mang thai. Phụ nữ mang thai có thể được điều trị an toàn bằng azithromycin hoặc azithromycin và ceftriaxone.
- Đặc điểm của bệnh cúm bắt đầu với sự khởi phát đột ngột của sốt, nhức đầu, đau mỏi cơ sau thời gian ủ bệnh từ một đến bốn ngày (trung bình hai ngày). Những triệu chứng này và kèm theo các dấu hiệu của bệnh đường hô hấp, chẳng hạn như ho, đau họng và chảy nước mũi. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng có biến chứng do cúm.
- Nhiễm COVID-19 cũng là bệnh cảnh cần phải phân biệt với triệu chứng thường gặp cũng là sốt và ho.
- Nguyên nhân không do nhiễm trùng
+ Gây tê thần kinh: Các thử nghiệm ngẫu nhiên và nghiên cứu quan sát cho thấy một mối liên quan giữa gây tê thần kinh (gây tê ngoài màng cứng, gây tê kết hợp ngoài màng cứng tủy sống [CSE]) và tình trạng tăng nhiệt độ của mẹ. Trong một phân tích tổng hợp năm 2018 về các thử nghiệm ngẫu nhiên giữa gây tê ngoài màng cứng so với thuốc phiện để giảm đau khi chuyển dạ, gây tê ngoài màng cứng tăng gấp đôi nguy cơ sốt> 38°C (> 100,4°F; RR 2,51,95% CI 1,67-3,77). Trong một phân tích tổng hợp năm 2021 về các thử nghiệm ngẫu nhiên sử dụng nhiệt độ ≥37,5°C (≥99,5°F) để xác định tăng thân nhiệt, gây tê ngoài màng cứng làm tăng nguy cơ tăng thân nhiệt trong thai kỳ gấp bốn lần (OR 4,21, 95% CI 3,48-5,09). Vì sốt khi mang thai là dấu hiệu lâm sàng khách quan nhất của IAI và không có phát hiện lâm sàng hoặc xét nghiệm trong thai kỳ nào đáng tin cậy để phân biệt giữa IAI và tăng nhiệt độ mẹ liên quan đến gây tê ngoài màng cứng, kháng sinh cho điều trị IAI thường được thực hiện khi nhiệt độ của mẹ là ≥38 ° C (≥100.4 ° F) đo bằng đường miệng.
- Nguyên nhân thân nhiệt tăng liên quan đến gây tê ngoài màng cứng thì chưa được hiểu rõ, có thể do:
- Tác dụng trực tiếp của thuốc gây tê lên tế bào nội mô, mô nguyên bào nuôi hoặc bạch cầu gây tiền viêm hoặc ức chế giải phóng cytokine kháng viêm. Đây là căn nguyên có thể xảy ra nhất.
- Sử dụng gây tê thần kinh và IAI có chung các yếu tố nguy cơ như mang thai lần đầu, khởi phát chuyển dạ, khám âm đạo nhiều lần bằng tay, chuyển dạ kéo dài và thời gian vỡ ối kéo dài.
- Giảm mất nhiệt. Thai phụ chuyển dạ được gây tê ngoài màng cứng ít gây tăng thông khí và giảm tiết mồ hôi do ức chế giao cảm, có thể làm giảm mất nhiệt. Mặt khác, sự giãn mạch dưới dưới vị trí ức chế thần kinh làm tăng sự mất nhiệt và thường liên quan đến sự giảm nhẹ nhiệt độ trung tâm. ở những bệnh nhân không mang thai.
- Sự bất thường trong điều hòa nhiệt độ ở mẹ. Sự gia tăng nhiệt độ cũng đã được được báo cáo là xảy ra ở những bệnh nhân không mang thai được dùng thuốcgiảm đau thần kinh kéo dài sau phẫu thuật; do đó, nó không nhất thiết liên quan đến thai kỳ và chuyển dạ. Tuy nhiên, nó phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai và không thấy trong mổ ở phụ nữ không mang thai, có thể do ức chế sốt do gây mê và sử dụng của thuốc phiện.
- Dữ liệu từ một nghiên cứu về nhiệt độ của thai phụ trước và sau khi có gây tê thần kinh cho thấy rằng chính chất gây tê thần kinh có khả năng là nguyên nhân của sự gia tăng nhiệt độ của mẹ. Trong nghiên cứu này, khi sử dụng thuốc gây tê thần kinh tăng từ 1% lên 83%, tỷ lệ gặp nhiệt độ của mẹ ≥100,4°F tăng đột ngột từ 0,6% lên 11%
- Hầu hết thai phụ không bị tăng nhiệt độ sau khi gây tê thần kinh, nhưng đối với nhóm thai phụ bị tăng thân nhiệt thì sự tăng nhiệt độ của mẹ xảy ra ngay lập tức. Nhiệt độ tăng trung bình khoảng 0,33°F/giờ (0,18°C) và có ý nghĩa thống kê cao hơn hơn mức cơ bản một giờ sau khi đặt catheter; tổng tỷ lệ sốt ≥38oC xuất hiện sau bốn giờ gây tê thần kinh tăng lên và tăng lên khi tăng thời gian tiếp xúc. Phụ nữ mang thai lần đầu có khả năng bị chuyển dạ kéo dài và có khả năng bị sốt trong thai kỳ hơn phụ nữ đã từng có con; nguy cơ sốt liên quan đến gây tê thần kinh ở thai phụ mang thai lần đầu là 13% – 33%.
- Không có phương pháp nào được chứng minh là an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa tăng nhiệt độ do gây tê thần kinh. Việc lựa chọn loại thuốc gây tê có thể đóng một vai trò nào đó, nhưng điều này đòi hỏi chuyên sâu hơn. Ví dụ, trong một nghiên cứu hồi cứu, ropivacain ít gây sốt hơn levobupivacain. Mặc dù một thử nghiệm ngẫu nhiên không tìm thấy sự khác biệt về thay đổi nhiệt độ mẹ giữa bệnh nhân làm CSE so với gây tê ngoài màng cứng, kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về vị trí đặt (CSE đã được thực hiện trước 4 cm trong khi gây tê ngoài màng cứng được thực hiện sau 4 cm)
- Cả dự phòng bằng acetaminophen hay cefoxitin đều không ngăn được tăng thân nhiệt của mẹ. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, corticosteroid toàn thân liều cao (methylprednisolone 100 mg mỗi bốn giờ) ngăn ngừa tăng nhiệt độ của mẹ (tỷ lệ sốt khoảng 2% so với 34% ở nhóm chứng không được điều trị), nhưng có liên quan đến tăng nguy cơ du khuẩn huyết không triệu chứng ở trẻ sơ sinh (4/49 trẻ sơ sinh so với 0/120 trẻ sơ sinh nhóm chứng). Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên khác, việc bổ sung dexamethasone liều thấp đối với giải pháp duy trì gây tê ngoài màng cứng làm giảm tăng nhiệt độ của cả mẹ và mức interleukin (IL) -6. Hai thử nghiệm sau này ủng hộ giả thuyết rằng catheter hoặc các loại thuốc trong gây tê thần kinh gây ra phản ứng viêm ở mẹ khi chuyển dạ. dẫn đến sốt và có thể được ngăn ngừa bằng steroid tại chỗ hoặc toàn thân. Tuy nhiên, steroid không được khuyến cáo sử dụng cho đến khi xác nhận chỉ định này là an toàn và hiệu quả.
+ Nhiệt độ phòng quá nóng trong lúc chuyển dạ hoặc lúc sinh: Khi nhiệt độ của môi trường xung quanh trở nên lớn hơn mức da, cơ thể có khả năng mất nhiệt bằng cách dẫn truyền hoặc bức xạ. Thay vào đó, nó thu nhiệt từ môi trường bằng hai cơ chế tương tự. Các biện pháp giảm nhiệt độ bao gồm giảm nhiệt độ phòng, cởi bỏ chăn và quần áo, ngậm nước nếu bệnh nhân mất nước và chườm mát.
+ Sốt do thuốc: Sốt do thuốc là một chẩn đoán loại trừ. Thời điểm bắt đầu sốt liên quan đến việc bắt đầu sử dụng thuốc thường không hữu ích trong việc chẩn đoán. Tuy nhiên, vì thời gian trung bình để khởi phát sốt là khoảng tám ngày, sốt do thuốc hiếm khi giải thích cho sự gia tăng nhiệt độ trong thai kỳ mới phát triển trừ khi thuốc đã được bắt đầu trước khi sinh.
KẾT CỤC:
- Kết cục cho trẻ
- Sốt do nhiễm trùng ở mẹ: Khi mẹ bị sốt do nhiễm trùng, việc nhiễm trùng sang thai nhi / trẻ sơ sinh là một mối quan tâm chính. Nguy cơ đối với trẻ sơ sinh phụ thuộc vào loại nhiễm trùng. Đối với nhiễm trùng ối (IAI) (viêm ối màng ối), kết cục ngắn hạn bao gồm nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh, viêm màng não, và viêm phổi; kết cục lâu dài tiềm năng bao gồm chậm phát triển và bại não.
+ Liệu pháp kháng sinh thích hợp trong thai kỳ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi cũng như biến chứng cho mẹ và đó là biện pháp điều trị cơ bản cho nhiễm trùng ối.
- Sốt liên quan đến gây tê thần kinh: Sự tăng nhiệt độ liên quan đến gây tê thần kinh có liên quan đến tăng tỷ lệ điều trị kháng sinh, nhưng không liên quan đến tăng tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh. Trong một phân tích hồi cứu, chỉ 4 trong số 416 trẻ sơ sinh được đánh giá là bị nhiễm trùng huyết, làm đặt lên các câu hỏi liên quan đến tiêu chẩn lâm sàng được sử dụng để kích hoạt các đánh giá như vậy.
+ Đánh giá và quản lý trẻ sơ sinh ở mẹ bị sốt trong thai kỳ thì không rõ ràng. Quyết định thực hiện xét nghiệm nhiễm trùng sơ sinh cần được hướng dẫn bởi các yếu tố ngoài yếu tố nhiệt độ của mẹ, chẳng hạn như tuổi thai và các phát hiện lâm sàng ở mẹ và trẻ sơ sinh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh bao gồm nhẹ cân, sinh non, hạ thân nhiệt khi sinh, mẹ bị nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm B, tiền sản giật và tăng huyết áp. Ngoài ra, bác sĩ lâm sàng cần lưu ý xem liệu gây tê thần kinh có được sử dụng trong thời gian dài hay không và nhiệt độ mẹ có giảm nhanh không sau khi thuốc gây tê thần kinh ngưng hay không, điều này sẽ hỗ trợ chẩn đoán nhưng không chứng minh gây tê thần kinh gây sốt ở mẹ. Việc theo dõi trẻ sơ sinh không có triệu chứng có các yếu tố nguy cơ nhiễm trùng là rất quan trọng để sớm phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng huyết.
+ Tăng nhiệt độ ở mẹ liên quan đến gây tê thần kinh, trong trường hợp không có nhiễm trùng được ghi nhận, có thể liên quan đến kết cục ở trẻ sơ sinh. Điều này còn gây tranh cãi, một phần, vì rất khó loại trừ sự hiện diện của nhiễm trùng một cách hoàn toàn. Cơ chế dự đoán là hội chứng đáp ứng viêm của thai nhi, có liên quan đến chậm phát triển thần kinh sau này.
+ Trong một nghiên cứu, trẻ sơ sinh của thai phụ bị tăng nhiệt độ có nguy cơ giảm trương lực và có điểm Apgar thấp và cần hồi sức sau sinh, dùng oxy liệu pháp, và có các cơn co giật không rõ nguyên nhân. Một nghiên cứu khác cho thầy tần suất kết cục trẻ tăng khi nhiệt độ của mẹ tăng. Ý nghĩa lâu dài của những nghiên cứu này vẫn chưa được biết.
- Kết cục mẹ: Kết cục của mẹ phụ thuộc vào nguyên nhân gây sốt. Thai phụ bị sốt làm tăng khả năng dùng kháng sinh trong thai kỳ hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một nghiên cứu đã quan sát thấy rằng những thai phụ mang thai lần đầu có nguy cơ phải mổ lấy thai hoặc sinh giúp qua ngã âm đạo cao gấp 2 lần so với những người không bị sốt trong thai kỳ, bất kể họ có gây tê thần kinh hay không.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Katherine T Chen, MD, Intrapartum fever, Uptodate (2021)
Một số bài viết khác:
SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ MỔ LẤY THAI Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG DO CƠN GÒ TỬ CUNG KÉM
CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BỆNH PHỤ KHOA – CÁC BỆNH LÝ VỀ ÂM HỘ
DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ
Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM MÁU KHI MANG THAI
LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH