Deprecated: version_compare(): Passing null to parameter #1 ($version1) of type string is deprecated in /home/thodungx/mammi1.thodung.xyz/wp-content/themes/flatsome/inc/classes/class-flatsome-upgrade.php on line 115
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP TRONG THAI KỲ – Phòng khám sản phụ khoa Mammi – Gò Vấp

RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP TRONG THAI KỲ

Sự thích nghi của tuyến giáp trong thai kỳ bình thường

         Lúc mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều biến đổi thích nghi trong đó tuyến giáp cũng biến đổi một cách sinh lý theo. Để đảm bảo cho nhu cầu chuyển hóa cao của cơ thể khi mang thai uyến giáp có những thay đổi chính sau:

 

         +         Tăng sản xuất protein TBG- là một protein giúp vân chuyển hormone tuyến giáp trong máu. Việc sản xuất protein này tăng gấp 2 lần so với bình thường, điều này dẫn đến tuyến giáp phải tăng sản xuất hormone lên gấp rưỡi trong suốt nửa đàu thai kỳ.

 

         +         hCG (Human chorionic gonadotropin) tác động lên thụ thể của hormone kích thích tuyến giáp (TSH). hCG là một hormone được sản xuất từ thai nhi, thành phần cấu trúc của nó chứa TSH nên HCG cũng có tác dụng kích thích hoạt động tuyến giáp yếu. hCG tăng sớm ngay sau thụ tinh, tăng đến mức cao nhất vào tuần thứ 10 đến 12, lúc này TSH có thể giảm nhẹ (hiện tượng này được gọi là nhiễm độc giáp thoáng qua trong thai kỳ) . Cuối thai kỳ, hCG giảm xuống, TSH trở về trong giới hạn bình thường.

 

         Do đó, thai phụ có thể bị cường giáp không triệu chứng, thoáng qua trong thai kỳ, đây là tình trạng sinh lý bình thường khi mang thai.

 

 

Các rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gặp trong thai kỳ

         +         Cường giáp:

                 – Bệnh Graves’

                 – Cường giáp do hCG: nhiễm độc giáp thoáng qua trong thai kỳ, hội chứng ốm nghén nặng, cường giáp do nguyên bào nuôi

                 – Cường giáp thai kỳ có tính gia đình         

 

         +         Nhược giáp

 

         +         Viêm giáp bình giáp do kháng thể kháng TPO (Thyroid peroxidase)

 

         +         Bướu cổ

 

         +         Nhân giáp

 

Ảnh internet

 

Cường giáp, nhược giáp là gì?

         +         Cường giáp và nhược giáp liên quan đến tuyến giáp (là một tuyến nằm ở cổ) làm nhiệm vụ sản xuất các hormone giáp giúp điều hòa việc sử dụng và dự trữ năng lượng trong cơ thể.

 

         +         Cường giáp là khi tuyến giáp sản xuất hormone giáp nhiều quá mức, gây ra các biểu hiện như nhịp tim nhanh, run rẩy hoặc lo lắng.

 

         +         Nhược giáp là khi tuyến giáp của một người sản xuất hormone không đủ, làm người đó luôn cảm thấy mệt mỏi.

 

Sẽ ra sao khi bị cường giáp trong lúc mang thai?

         Có 2 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng cường giáp khi mang thai là:

         +         Bệnh Graves’

         +         Cường giáp do hCG thai kỳ (nhiễm độc giáp thoáng qua trong thai kỳ)

 

         Bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây ra các tình trạng này.

 

Cường giáp gây hại gì cho thai kỳ?

         Cường giáp mức độ nhẹ không gây ra bấy kỳ vấn đề gì cho thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên cường giáp nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu như không được điều trị.

 

         Các biến chứng cho mẹ như suy tim, tiền sản giật.

 

         Các biến chứng cho thai kỳ như sinh non tháng, sẩy thai, sinh con nhẹ cân, thai chết lưu…

 

Cường giáp có ảnh hưởng tới khả năng mang thai và sinh con? | Vinmec

Ảnh internet

 

Điều trị cường giáp trong thai kỳ như thế nào?

         Điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây cường giáp và mức độ nặng của bệnh.

         +         Cường giáp do hCG thường không cần thiết phải điều trị, tình trạng này sẽ tự khỏi sau đó trong thai kỳ.

 

         +         Cường giáp do bệnh Graves’ mức độ nhẹ thường cũng không cần điều trị. Một số trường hợp sẽ cần phải theo dõi nồng độ hormone qua xét nghiệm máu định kỳ.

 

         +         Cường giáp do bệnh Graves’ mức độ nặng cần phải được điều trị bằng thuốc có tên là Thionamide. Ttuy nhiễn bác sĩ sẽ cân nhắc mỗi loại thuốc khác nhau cho mỗi lần khám trong suốt thai kỳ, lí do là vì một số thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh cho em bé nếu sử dụng ở một số thời điểm khác nhau trong thai kỳ.

 

Ai sẽ cần được kiểm tra chức năng tuyến giáp trong thai kỳ?

         +         Mọi sản phụ đều sẽ được xét nghiệm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu định kỳ.

 

         +         Sản phụ có bệnh Graves’ sẽ cần kiểm tra để biết thai nhi có bị cường giáp trước sinh hay không dù tình trạng này hiếm xảy ra. Kiểm tra thường bao gồm xét nghiệm máu và siêu âm thai. Sau khi sinh, sản phụ có bệnh Graves’ cần tiếp tục xét nghiệm hormone tuyến giáp thường xuyên vì cường giáp có thể tái phát sau đó.

 

Bị cường giáp trong thai kỳ có khả năng sinh thường được không?

         , hầu hết trường hợp đều có thể sinh qua ngã âm đạo bình thường.

Mẹ bị cường giáp có cho em bé bú được không?

         Hầu hết đều có thể cho bé bú bình thường, tuy nhiên cần nói cho bác sĩ điều trị biết để đảm bảo thuốc mà mẹ uống an toàn cho em bé khi bú mẹ.

 

Tiếp xúc da kề da khơi dậy bản năng tự tìm vú mẹ để ngậm của bé

 

Nếu mẹ bị cường giáp trong thai kỳ thì thai nhi có được khỏe mạnh bình thường không?

         Đa số thai nhi sẽ khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên một số tình huống hiếm vẫn xảy ra, em bé có thể bị cường giáp do đó em bé cần kiểm tra chức năng tuyến giáp ngay sau khi ra đời.

 

Phụ nữ bị cường giáp muốn có thai thì cần phải làm gì?

         Điều cần thiết nhất là thông báo cho bác sĩ và điều dưỡng biết trước khi cố gắng có thai. Bác sĩ sẽ điều trị tình trạng cường giáp của người mẹ trước khi bắt đầu cố gắng mang thai. Khi bạn không có thai thì điều trị cường giáp có thể dùng: thuốc, I-ốt phóng xạ, phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp.

 

         Điều này quan trọng vì nếu điều trị cường giáp trước khi có thai, sản phụ sẽ không cần uống thuốc trong suốt thai kỳ nữa.

 

         Những phụ nữ được điều trị bằng i-ốt phóng xạ hoặc phẫu thuật cần đợi 6 tháng mới được mang thai. Khoảng thời gian này là để đảm tình trạng hormone còn được sản xuất đủ cho cơ thể. Một số trường hợp sau điều trị tuyến giáp sản xuất quá ít hormone sẽ ảnh hưởng nên sự phát triển của em bé cũng như sức khỏe của mẹ, tình trạng này cần phải được điều trị.

 

Nguyên nhân gây nhược giáp và biến chứng của nó lên thai kỳ là gì?

         Nguyên nhân:

         +         Nếu dinh dưỡng i-ốt đầy đủ,  thì nguyên nhân gây nhược giáp trong thai kỳ thường gặp nhất là bệnh lí viêm giáp tự miễn mạn tính (Viêm giáp Hashimoto’s).

         +         Một số vùng thiếu i-ốt sẽ gây nhược giáp và bướu cổ.

         +         Những nguyên nhân khác như điều trị đốt bằng i-ốt phóng xạ trước đó, đã cắt tuyến giáp trước đó, bệnh lý tuyến yên hoặc hạ đồi

 

         Biến chứng:

         Nhược giáp làm tăng nguy cơ các biến chứng sau:

         +         Sẩy thai sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ

         +         Tiền sản giật, tăng huyết áp thai kỳ

         +         Nhau bong non

         +         Sinh con non tháng có thể trước 32 tuần

         +         Tăng tỉ lệ mổ lấy thai

         +         Băng huyết sau sinh

         +         Trẻ bị tử vong chu sinh

         +         Trẻ bị các rối loạn thần kinh- tâm lý và thiểu năng trí tuệ

 

Suy giáp khi mang thai - Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và cách phòng tránh

Ảnh internet

 

Khi nào sản phụ cần tầm soát nhược giáp trong thai kỳ?

         Việc tầm soát thường quy cho mọi sản phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ vẫn còn gây tranh cãi. Những phụ nữ có 1 trong những đặc điểm sau cần tầm soát nhược giáp:

         +         Sống trong vùng thiếu i-ốt từ vừa đến nặng

         +         Có triệu chứng nhược giáp: mệt mỏi, không chịu được lạnh, táo bón, tăng cân…

         +         Gia đình hoặc bản thân từng bị bệnh liên quan tuyến giáp.

         +         Béo phì độ 3 (BMI≥40 KG/m2) hoặc lớn hơn 30 tuổi

         +         Bản thân từng mắc:

                  – Kháng thể kháng TPO

                  – Bướu cổ

                  – Xạ trị ở vùng đầu và cổ

                  – Đái tháo đường type 1

                  – Sẩy thai hoặc sinh non nhiều lần

                  – Từng phẫu thuật cắt tuyến giáp

                  – Từng sử dụng thuốc amiodarone, lithium hoặc đang điều trị thuốc cản quang chứa i-ốt

 

         Nếu sản phụ có đủ tiêu chuẩn sẽ được tầm soát nhược giáp bằng xét nghiệm:

         +         Đo nồng độ TSH trong máu

         +         Kháng thể kháng TPO trong máu nếu TSH > 2,5 mU/L

         +         Đo nồng độ fT4 trong máu nếu TSH tăng >4 mU/l

 

Nhược giáp sẽ được điều trị như thế nào?

         Nhược giáp có thể được điều trị bằng cách uống hormone tuyến giáp ngoại sinh (levothyroxine, T4) mỗi ngày.

 

 

 

Nguồn tham khảo

https://www.uptodate.com/contents/hyperthyroidism-overactive-thyroid-and-pregnancy-the-basics

https://www.uptodate.com/contents/overview-of-thyroid-disease-and-pregnancy

https://www.uptodate.com/contents/hypothyroidism-underactive-thyroid-the-basics

https://www.uptodate.com/contents/hyperthyroidism-during-pregnancy-clinical-manifestations-diagnosis-and-causes 

https://www.uptodate.com/contents/hypothyroidism-during-pregnancy-clinical-manifestations-diagnosis-and-treatment

 

Trả lời