HEN XUYỄN KHI MANG THAI

            Hen là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến phổi trong thai kỳ. Có đến 8% phụ nữ mang thai có bệnh hen.

 

            Vì thế, nhiều phụ nữ lo lắng liệu rằng bệnh hen có ảnh hưởng gì đến em bé cũng như mang thai có làm bệnh hen nặng hơn không và việc điều trị bệnh hen trong thai kỳ như thế nào?

 

Hình minh họa – nguồn internet

 

Mức độ nặng của bệnh hen trong suốt thời kỳ mang thai

            Độ nặng của bệnh hen khi mang thai khác nhau ở từng phụ nữ và rất khó dự đoán tiến triển ở phụ nữ mang thai con so. Có khảng ⅓ phụ nữ sẽ bệnh sẽ nặng lên, ⅓ bệnh sẽ cải thiện và ⅓ bệnh vẫn ổn định trong suốt thai kỳ.

 

Những đặc điểm của bệnh hen trong thai kỳ

            Đối với những thai phụ có bệnh nặng lên sẽ thấy triệu chứng khó thở tăng thường vào tuần thứ 29-36 của thai kỳ.

 

            Cơn hen cấp (là khi các triệu chứng khó thở tăng so với mức bình thường làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày diễn ra trong vòng vài ngày hoặc đột ngột) thường xảy ra vào tuần 17-24 của thai kỳ, có thể do sản phụ ngưng dùng thuốc kiểm soát hen.

 

            Hen thường sẽ nhẹ hơn vào tháng cuối thai kỳ và cũng không bị nặng hơn trong lúc sinh.

 

            Diến tiến bệnh hen trong lần mang thai đầu tiên sẽ giống với các lần mang thai sau này

 

Bệnh hen suyển ảnh hưởng lên em bé và thai kỳ ra sao

            Nguy cơ làm thai kỳ có biến chứng tăng lên rất ít đối với sản phụ mắc bệnh hen. Nguy nhân nguy cơ này xảy ra vẫn chưa rõ ràng.

 

            So với các sản phụ bình thường thì sản phụ mắc bệnh hen sẽ dễ gặp các biến chứng sau:

            +            Tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật.

            +            Sinh non

            +            Mổ lấy thai

            +            Sinh con nhỏ hơn so với tuổi thai

 

            Tuy nhiên, đại đa số phụ nữ mắc hen và thai nhi thường không gặp biến chứng nào trong suốt thai kỳ. Việc kiểm soát tốt bệnh hen trong thai kỳ sẽ làm giảm các biến chứng có thể xảy ra.

 

 

Phụ nữ mắc bệnh hen cần làm gì trước khi mang thai?

            Bạn cần nói với bác sĩ để được đánh giá lại chính xác tình trạng bệnh dù có đang dùng thuốc điều trị hen thường xuyên hay đang không dùng thuốc.

 

Bệnh hen được điều trị như thế nào trong thai kỳ?

            Việc điều trị sẽ phối hợp giữa bác sĩ chuyên khoa hô hấp và bác sĩ sản khoa. Việc điều trị hen suyễn ở phụ nữ có thai sẽ khá giống với khi không có thai.

 

            Tuy nhiên có một số lưu ý cần phối hợp điều trị để đạt hiệu quả tối ưu:

            +            Theo dõi chức năng phổi của thai phụ tại nhà hoặc tái khám tại bệnh viện.

 

            +            Theo dõi sức khoẻ thai nhi trong suốt thai kỳ, đặc biệt ở những thai phụ bệnh nặng hoặc có cơn hen. Theo dõi bằng cách đếm cử động của thai theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu thai không cử động bình thường thì cần phải đến khám ngay.

 

            +            Kiểm tra Non-stress test kể từ tuần thai thứ 32 đối với những thai phụ có triệu chứng thường xuyên hoặc có cơn hen. Thử nghiệm này dùng để đánh giá tình trạng thai nhi bằng một máy theo dõi nhịp tim thai và một đầu dò siêu âm nhỏ đặt ở bụng người mẹ. Thử nghiệm kết quả bình thường sẽ cho thấy nhịp tim thai có từ 2 nhịp tăng trở lên trong vòng 20 phút. Nếu trong vòng 40 phút không thấy nhịp tăng nào sản phụ sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác.

 

            +            Siêu âm kiểm tra sự phát triển và cử động của thai nhi, đồng thời đánh giá dịch ối xung quanh em bé.

 

Sản phụ mắc hen cần làm gì trong thai kỳ?

            Sản phụ nên tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý hen để có thể kiểm soát triệu chứng bệnh tốt hơn, tránh các cơn hen cấp và xử trí nhanh chóng, chính xác khi cơn hen xảy ra.

 

            Sản phụ cần tránh khỏi các yếu tố gây khởi phát cơn hen cấp như sau:

            +            Tránh tiếp xúc với các dị nguyên đặc biệt đã biết sẽ gây ra cơn hen của mình. Đặc biệt chú ý là lông vật nuôi, bụi trong nhà, khói thuốc lá, nước hoa nồng, ô nhiễm môi trường..

 

            +            Nếu dị ứng với mạt bụi trong nhà thì cần che phủ nệm và gối bằng nhựa, hoặc bọc chống mạt đặc biệt. Không nên ngủ trên các đồ đạc bọc nệm như ghế dài, ghế tựa…

 

            +            Nếu mang thai trong mùa cúm (mùa đông) thì cần tiêm ngừa cúm.

           

            +            Nên tiêm vắc xin COVID-19 ngừa virus Sar-CoV2

 

Hình minh họa – nguồn internet

 

Thuốc điều trị hen trong thai kỳ

            Đa số thuốc điều trị hen trong suốt thai kỳ giống với khi không mang thai, chỉ có một số ít ngoại lệ.

 

            Thuốc sử dụng đường hít được ưu tiên vì ít tác dụng toàn thân cho mẹ và em bé.

 

            Trong suốt thai kỳ, sản phụ sẽ cần được điều chỉnh liều thuốc, loại thuốc để phù hợp với mức độ nặng của bệnh.

 

            Rất khó để chứng minh rằng thuốc kiểm soát hen là an toàn cho thai kỳ, Tuy nhiên các thuốc điều trị hen đã được sử dụng cho phụ nữ có thai từ rất nhiều năm, các thông tin hiện tại cho thấy chúng gây ra rất ít hoặc không gây nguy cơ cho mẹ và thai nhi.

 

            Cân nhắc giữa nguy cơ nghiêm trọng khi không sử dụng thuốc kiểm soát hen và nguy cơ chưa của thuốc lên thai kỳ là rất quan trọng, các cơn hen nặng có thể gây thiếu oxy cho thai nhi. Đa số trường hợp, hen không được điều trị sẽ đem lại nguy cơ cao hơn rất nhiều lần so với nguy cơ khi sử dụng thuốc. Vì vậy, việc tuần thủ thuốc điều trị hen ở phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng.

 

 

ĐỪNG TỰ Ý NGƯNG THUỐC HEN SUYỄN KHI CÓ THAI - PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA NGỌC CHÂU

Hình minh họa – nguồn internet

 

Hen ảnh hưởng đến lúc sinh (chuyển dạ) như thế nào?

            Sản phụ cần thảo luận với bác sĩ về kế hoạch sinh con để xác định các loại thuốc được sử dụng trong lúc chuyển dạ, sinh, và thời kì hậu sản.

 

            +            Oxytocin là thuốc có thể được ưu tiên sử dụng trong khởi phát chuyển dạ và cầm máu sau sinh ở thai phụ bệnh hen.

 

            Ngoài ra, việc gây tê tuỷ sống hoặc gây tê ngoài màng cứng sẽ an toàn hơn cho sản phụ bệnh hen so với gây mê toàn thân.

 

Mẹ mắc hen có nên cho con bú hay không?

            Chưa có bằng chứng cho bú sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh hen ở trẻ.

 

            Tuy nhiên, việc cho bú mẹ sẽ làm nguy cơ trẻ có các đợt khò khè trong 2 năm đầu sau sinh. Nguyên nhân là do trẻ bú mẹ sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp- nguyên nhân thường gây khò khè ở trẻ trong suốt 2 năm đầu.

 

 

Tài liệu tham khảo

https://www.uptodate.com/contents/asthma-and-pregnancy-beyond-the-basics

 

 

 

XEM THÊM

CHĂM SÓC THƯỜNG QUY TRONG THỜI KỲ HẬU SẢN(Mở trong cửa số mới)

Bệnh lý về da trong Thai kỳ(Mở trong cửa số mới)

BUỒN NÔN VÀ NÔN KHI MANG THAI(Mở trong cửa số mới)

Để lại một bình luận