CÚM MÙA VÀ VAI TRÒ CỦA TIÊM PHÒNG CÚM TRONG THAI KỲ
Cúm mùa là gì?
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do tác nhân gây bệnh chủ yếu là Virus cúm A (H1N1), A (H3N2) và cúm B. Bệnh lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng do ho hắt hơi, ho khạc. Những biểu hiện lâm sàng của cúm bao gồm:
Sốt cao 39-40 độ
Đau đầu, đau cơ
Mệt mỏi
Đau họng, ho, sổ mũi.
Gánh nặng của cúm đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ.
Phụ nữ có thai, thai nhỉ và trẻ nhỏ là các đối tượng đặc biệt nhạy cảm với cúm do sự điều chỉnh của hệ thống miễn dịch và các thay đổi sinh lý không liên quan tới miễn dịch để giữ thai, ở trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa trưởng thành. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh và bệnh nặng khi nhiễm cúm.
Nhiễm cúm gây biến chứng ở mẹ và thai nhi
Tăng 2,4 lần nguy cơ nhập viện
Tăng 3,8 lần nguy cơ sinh non
Tăng 2,3 lần nguy cơ thai suy
Tiêm phòng vắc-xin cúm và lợi ích đem lại cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Giảm 51% nguy cơ thai chết lưu.
Giảm 25% tỷ lệ sinh non.
Giảm 72% trẻ dưới 6 tháng tuổi nhập viện do cúm.
Giảm 74% nguy cơ mắc cúm nặng đe dọa tính mạng ở trẻ
Lợi ích bảo vệ kép nhờ vào cơ chế sinh và truyền kháng thể giữa mẹ và thai.
Các khuyến cáo về tiêm phòng cúm ở phụ nữ mang thai.
Phụ nữ mang thai nên được tiêm vắc-xin cúm ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. ( WHO)
Phụ nữ đang hoặc sẽ mang thai trong mùa cúm được khuyến cáo tiêm vắc-xin bất hoạt sớm ngay khi có thuốc sẵn. (ACOG)
Phụ nữ mang thai được đưa vào nhóm nguy cơ cần được tiêm ngừa trong kế hoạch sử dụng và phát triển vắc-xin cúm
(QĐ 1950 BYT)
Khuyến cáo tiêm nhắc 1 liều vắc-xin cúm mùa bất kỳ lúc nào trong thai kỳ. ( Hội YHDP)
Tiêm vắc-xin cúm là giải pháp hiệu quả bảo vệ kép cho phụ nữ trước/ trong khi mang thai và trẻ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi.
Các nghiên cứu về tính an toàn của vắc-xin cúm trong thai kỳ cho thấy.
Tiêm ngừa cúm mùa ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ đều không làm tăng nguy cơ bị các dị tật bẩm sinh nặng, không liên quan tới các biến cố ( sẩy thai, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ), điểm Apgar thấp và thở máy.
Một số bài viết khác:
SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ MỔ LẤY THAI Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG DO CƠN GÒ TỬ CUNG KÉM
CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BỆNH PHỤ KHOA – CÁC BỆNH LÝ VỀ ÂM HỘ
DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ
Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM MÁU KHI MANG THAI
LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH