Phòng ngừa COVID-19 như thế nào?
- Mọi phụ nữ mang thai đều nên tuân theo mọi khuyến cáo phòng ngừa COVID-19 giống như đối với một người bình thường để tránh phơi nhiễm với virus lây truyền từ cộng đồng
- Cụ thể là:
- Nếu sống trong vùng có dịch lan rộng cần giảm thiểu tiếp xúc theo khuyến cáo của bộ y tế
- Nên thực hiện dãn cách xã hội, tránh đến nơi đông người, duy trì khoảng cách tối thiểu 2 mét đối với người khác và tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng bất thường. Mang khẩu trang đúng cách khi ở nơi công cộng.
- Thường xuyên rửa tay sát khuẩn, đặc biệt là sau khi chạm vào các bề mặt ở nơi công cộng.
- Giữ vệ sinh hô hấp: che đậy khi ho, hắt hơi
- Tránh chạm tay lên mặt đặc biệt là vùng mắt, mũi, miệng.
- Làm sạch, khử trùng các vật dụng, bề mặt thường xuyên chạm vào.
- Đảm bảo không khí lưu thông trong nhà tốt bằng cách mở cửa sổ, sử dụng quạt gió, điều hòa..
- Nếu sống trong vùng có dịch lan rộng cần giảm thiểu tiếp xúc theo khuyến cáo của bộ y tế
Ảnh internet
-
- Đối với phụ nữ mang thai và chăm sóc em bé ở nhà cũng nên cẩn trọng, tuy rằng trẻ em dưới 10 tuổi mắc COVID-19 thường nhẹ và không có triệu chứng nhưng vẫn có một số trường hợp xảy ra biến chứng nặng trên thế giới cũng cũng như ngay cả khi người mắc không có triệu chứng thì vẫn có khả năng lây truyền bệnh.
-
- Đối với phụ nữ mang thai đang đi làm cần sử dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp và nên tiêm vắc xin. Tùy vào chế độ chăm sóc sức khỏe đối với phụ nữ mang thai riêng cho từng công việc mà có kế hoạch phòng ngừa thích hợp.
-
- Tiêm phòng vắc xin: hiện nay dựa trên cơ chế hoạt động của vắc xin các chuyên gia cho rằng tiêm vắc xin không gây ra nguy cơ gây hại cho phụ nữ có thai, thai nhi và trẻ sơ sinh đang bú mẹ.
-
- Dự phòng trước và sau khi đã phơi nhiễm với người bệnh: hiện nay không có thuốc hay biện pháp can thiệp nào hiệu quả.
Có nên sinh con trong giai đoạn có dịch COVID-19 hay không?
- Đối với các cặp vợ chồng có ý định sinh con, việc quyết định sinh con không nên chỉ dựa vào tình trạng dịch COVID-19 bởi vì những nguy cơ COVID-19 ảnh hưởng xấu đến thai kỳ không cao và còn chưa được chứng minh rõ ràng.
Phụ nữ có thai mắc COVID-19 có biểu hiện gì?
- Mọi sản phụ nên theo dõi các triệu chứng nghi ngờ nếu có tiếp xúc gần với người mắc hoặc người nghi mắc COVID-19.
Ảnh internet
- Các biểu hiện thường gặp là:
- Ho: là triệu chứng thường gặp nhất, cứ 2 sản phụ mắc COVID-19 sẽ có 1 người có biểu hiện ho (tỉ lệ 50,3%)
- Đau đầu: 42% sản phụ than đau đầu
- Đau mỏi cơ: tỉ lệ 36,7%
- Sốt: chỉ 32% sản phụ có sốt
- Đau họng, khó thở, mất vị giác là các triệu chứng xảy ra ở 1/5 sản phụ mắc COVID-19
- Ngoài ra còn có buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, tiêu chảy, sổ mũi… là các triệu chứng ít gặp hơn, dễ nhầm lẫn với triệu chứng khi mang thai.
- Nhiều trường hợp sản phụ không có triệu chứng nào.
Tác động của COVID-19 lên quá trình mang thai:
- Nguy cơ đối với người mẹ:
- Các bằng chứng cho thấy so với phụ nữ không có thai khả năng nhiễm SAR-CoV-2 ở phụ nữ lúc mang thai không tăng lên, tuy nhiên bệnh có thể nặng hơn. Hơn 90% sản phụ mắc bệnh sẽ phục hồi hoàn toàn mà không cần nhập viện tuy nhiên chuyển biến xấu có thể xảy ra. Những sản phụ có triệu chứng thường sẽ có nguy cơ bệnh nặng hơn và tử vong cao hơn so với phụ nữ không có thai cùng độ tuổi.
- Tỉ lệ tử vong ở sản phụ nhiễm SAR-CoV-2 là 0,14-0,8%.
- Thai phụ có nguy cơ tử vong khi mắc COVID-19 là: lớn tuổi (đặc biệt là từ 35 tuổi), béo phì, có bệnh lí đi kèm từ trước như tăng huyết áp, đái tháo đường…
- Các biến chứng có thể gặp phải khi sản phụ mắc COVID-19:
- Biến chứng hô hấp: viêm phổi, suy hô hấp, nguy kịch hô hấp cấp
- Biến chứng tim mạch: rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim cấp, sốc,…
- Thuyên tắc: thuyên tắc tĩnh mạch
- Tổn thương thận cấp
- Nhiễm trùng thứ phát: ít gặp, nhưng có thể nhiễm vi trùng, nấm
- Biến chứng thần kinh: đau đầu, đau cơ, rối loạn tri giác, mất vị giác/ khứu giác, động kinh…
- Biến chứng tâm thần: trầm cảm, rối loạn lo sâu, mất ngủ, rối loạn lo âu sau stress…
- Nguy cơ lây cho thai nhi:
- Nhiễm COVID-19 bẩm sinh là tình trạng trẻ được sinh ra từ người mẹ nhiễm bệnh và mẫu máu dây rốn hoặc máu của trẻ trong vòng 12h đầu sau sinh hoặc mẫu dịch ối được lấy trước khi vỡ ối làm xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính SAR-CoV-2.
- Lây truyền thẳng từ mẹ sang con trong giai đoạn ở trong tử cung, chuyển dạ, sau sinh sớm vẫn chưa được chứng minh rõ. Một số nghiên trường hợp ghi nhận có lây truyền thẳng từ mẹ sang con.
- Trong một nghiên cứu từ 936 bà mẹ nhiễm COVID-19, người ta lấy mẫu dịch mũi-hầu của trẻ ngay sau sinh hoặc trong vòng 48h sau sinh để làm xét nghiệm RNA thì có 27 (2,9%) trẻ dương tính. Còn dựa trên số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh- CDC thì tỉ lệ này là 2,6%.
- Cơ chế lây truyền vẫn chưa rõ ràng:
- Lây từ trong tử cung qua đường máu ít khi xảy ra vì bệnh nhân mắc COVID-19 ít khi có virus trong máu.
- Qua nhau thai: hầu hết các nghiên cứu đều không tìm được bằng chứng nhiễm trùng nhau thai, tuy nhiên có một số thai phụ khi phân lập virus trong nhau thai cho kết quả dương tính.
- Lây từ đường sinh dục và trong lúc sinh: chỉ có 4 thai phụ có kết quả phết âm đạo dương tính cho thấy lây nhiễm đi lên từ đường sinh dục và lúc sinh rất hiếm. Ngoài ra, virus từ phân của thai phụ đi đến đường sinh dục có thể là một giả thuyết cho nguồn lây virus trong lúc sinh mặc dù không có chứng cứ bảo vệ rằng sinh mổ sẽ giảm lây truyền virus.
- Lây nhiễm sau sinh có thể xảy ra từ việc bú sữa mẹ hay lây từ tiếp qua đường hô hấp/ dịch tiết từ người mẹ /người chăm sóc nhiễm bệnh.
- Nguy cơ cho thai kỳ và em bé:
- Nguy cơ sẩy thai: COVID-19 không làm tăng tỉ lệ sẩy thai.
- Sinh non và mổ lấy thai: tỉ lệ sinh non, mổ lấy thai tăng so với người không mắc COVID-19, đặc biệt ở những trường hợp viêm phổi nặng. Sốt và thiếu oxy máu xảy ra do viêm phổi nặng làm tăng nguy cơ sinh non, ối vỡ trước chuyển dạ, và bất thường tim thai.
- Bệnh phổi càng nặng càng tăng tỉ lệ mổ lấy thai.
- Nguy cơ cho thai nhi: không tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, không tăng nguy cơ tử vong cho thai nhi
- 95% em bé sinh ra từ mẹ nhiễm SAR-CoV-2 sinh ra khỏe mạnh.
Chăm sóc trước sinh với mọi thai phụ trong giai đoạn dịch COVID-19:
- Đối với sản phụ không nhiễm COVID-19:
- Trường môn Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Hiệp hội Y học Bà mẹ-Thai nhi (SMFM) hỗ trợ sửa đổi các quy trình khám thai truyền thống để hạn chế tiếp xúc giữa người với người giúp ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Những sửa đổi này thích hợp riêng cho từng đối tượng bệnh nhân có nguy cơ thấp và nguy cơ cao (ví dụ: đa thai, tăng huyết áp, tiểu đường), bao gồm chăm sóc sức khỏe từ xa với các khu vực lây nhiễm cao, giảm số lượng người khám, thời gian khám, hạn chế số người trong phòng chờ và cách xa nhau, phân nhóm các xét nghiệm cho cùng một lần khám trong ngày…
- Sản phụ cũng cần quan tâm tác động tâm lý của COVID-19. Đại dịch COVID-19 có thể làm khởi phát bệnh hoặc làm nặng thêm các triệu chứng tâm thần do bệnh trầm cảm hay rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.
- Đối với sản phụ có yếu tố tiếp xúc với người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng theo dõi thai kỳ và đảm bảo tuần theo quy định chống COVID-19 của bộ y tế.
- Đối với sản phụ nhiễm COVID-19:
- Thai phụ có triệu chứng: chăm sóc tại cơ sở y tế, dựa trên mức độ nặng, bệnh lí đi kèm để điều trị thích hợp.
- Thai phụ không có triệu chứng sẽ được kiểm tra xác nhận dương tính và đánh giá nguy cơ diễn tiến bệnh sang mức độ nặng để theo dõi sát.
Vấn đề chuyển dạ và sinh con ở thai phụ nhiễm COVID-19
- Sản phụ sẽ được kiểm soát nhiễm trùng theo tiêu chuẩn để giảm lây nhiễm SARS-CoV-2.
- Nhìn chung, việc theo dõi sinh nở ở mọi sản phụ không thay đổi trong lúc dịch COVID-19 so với bình thường. Virus SARS-CoV-2 hiếm khi có ở âm đạo hay dịch ối nên việc ối vỡ không ảnh hưởng gì khác lên quá trình sinh con so với thai phụ không nhiễm COVID-19.
- Việc thay đổi từ sinh thường sang mổ lấy thai sẽ được quyết định dựa trên đánh giá các triệu chứng mắc COVID-19, mức độ nghiêm trọng của nó và các yếu tố nguy cơ của từng sản phụ. Mắc COVID-19 không phải là yếu tố duy nhất quyết định mổ lấy thai.
- Đối với sản phụ đã được xác nhận mắc COVID-19, việc da kề da và kẹp cắt rốn muộn sau sinh vẫn được thực hiện vì nó không làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19 từ mẹ sang con nếu người mẹ mang khẩu trang phẫu thuật và sát khuẩn tay.
Ảnh internet
Chăm sóc sau sinh đối với sản phụ nhiễm COVID-19
- Sản phụ sau sinh cần theo dõi các triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 đặc biệt là sốt và dấu hiệu đường hô hấp như ho, khó thở, giảm oxy máu…
- Sản phụ sau sinh dù cho con bú hay không cho con bú vẫn được khuyên nên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mà không cần trì hoãn đến sau khi ngừng cho con bú. Kháng thể chống virus SARS-CoV-2 sinh ra do mẹ được tiêm vắc xin qua được sữa mẹ và có thể bảo vệ em bé. Tuy nhiên vắc xin qua được sữa mẹ thì không có tác động bảo vệ vì vắc xin sẽ bị bất hoạt bởi hệ tiêu hóa của em bé.
Nguồn tham khảo
https://www.uptodate.com/contents/covid-19-pregnancy-issues-and-antenatal-care#H3602818199
XEM THÊM
Một số thông tin hữu ích về Covid 19 và thai kỳ(Mở trong cửa số mới)
Trầm cảm sau sinh – Triệu chứng và cách nhận biết(Mở trong cửa số mới)
Một số bài viết khác:
SỰ GIA TĂNG NGUY CƠ MỔ LẤY THAI Ở BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG DO CƠN GÒ TỬ CUNG KÉM
CỬ ĐỘNG THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BỆNH PHỤ KHOA – CÁC BỆNH LÝ VỀ ÂM HỘ
DỰ PHÒNG THIẾU MÁU TRONG THAI KỲ
Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM MÁU KHI MANG THAI
LỢI ÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ, CHO CON BÚ ĐÚNG CÁCH