BỆNH LÝ CƯỜNG GIÁP KHI MANG THAI

GIỚI THIỆU:

           Cường giáp lúc mang thai thì không phổ biến, với tỉ lệ khoảng 0,1-0,4%. Việc chẩn đoán và điều trị cường giáp ở phụ nữ mang thai tương tự như phụ nữ không mang thai hoặc nam giới bị cường giáp, tuy nhiên có những vấn đề riêng cần chú ý.

 

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

           a.Triệu chứng lâm sàng: Nhiều triệu chứng không đăc hiệu lúc mang thai tương tự như cường giáp như tăng nhịp tim, tăng nhiệt độ và đổ mồ hôi cũng như những triệu chứng khác như lo lắng, run tay và tăng thèm ăn.

 

           b. Biến chứng lúc mang thai: 

           + Cường giáp biệu hiện triệu chứng (Nồng độ TSH thấp và fT4 tăng cao hoặc tT4 và tT3 tăng cao hơn 1,5 lần so với không mang thai) – các biến chứng có thể xảy ra khi bị cường giáp biểu hiện triệu chứng khi mang thai bao gồm:

                     – Sẩy thai.

                     – Sinh non

                     – Sinh con nhẹ cân

                     – Thai lưu 

                     – Tiền sản giật

                     – Suy tim.

 

MPH - BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP Ở PHỤ NỮ MANG THAI

 

           + Cường giáp không biểu hiện triệu chứng (Nồng độ TSH thấp với nồng độ fT4 và fT3 bình thường hoặc tT4 và tT3 thấp hơn 1,5 lần khi không mang thai). Những nghiên cứu chỉ ra rằng khi thai phụ bị cường giáp không biểu hiện triệu chứng thì hầu như không gây ra kết cục xấu cho thai kỳ.

 

                      – Xét nghiệm cận lâm sàng: Do những thay đổi về sinh lý tuyến giáp trong thời kỳ mang thai bình thường, các xét nghiệm chức năng tuyến giáp có thể khó giải thích. Hầu hết phụ nữ mang thai bị cường giáp biểu hiện triệu chứng trong 3 tháng đầu có TSH huyết thanh thấp hơn TSH huyết thanh ở phụ nữ mang thai khỏe mạnh không có triệu chứng (tức là <0,01 mU/L) và tăng fT4  và/hoặc fT3 (hoặc tT4 và/hoặc tT3) vượt quá giới hạn bình thường khi mang thai

 

                     – Ngoài ra, tình trạng cường giáp không biểu hiện triệu chứng thoáng qua (nồng độ TSH dưới bình thường với fT4 và fT3 hoặc tT4 và tT3 bình thường) trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể là biểu hiện sinh lý bình thường.

 

                     – Giá trị bình thường của TSH và tT4 và tT3 được xác định phụ thuộc vào nhiều nghiên cứu khác nhau. Giá trị của TSH được xác định trong nhiều nghiên cứu là 0,03-0,1mU/L và giá trị của tT4 và tT3 có thể tăng gấp 1,5 lần so với phụ nữ không mang thai vì nồng độ TBG tăng.

 

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

CHẨN ĐOÁN:

           +           Chẩn đoán cường giáp thật sự trong thai kỳ có thể khó khăn vì những thay đổi chức năng sinh lý bình thường của tuyến giáp trong thai kỳ bình thường. Việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

 

           +           Khi có triệu chứng nghi ngờ cường giáp, nồng độ TSH huyết thanh nên được đo. Nếu như nồng độ TSH <0,1mU/L, fT4 hoặc tT4 nên được đo. Nếu như nồng độ fT4 hoặc tT4 bình thường, thì tT3 nên được đo.

 

XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN:

          ♦           Việc xác định nguyên nhân cường giáp nên được thực hiện khi chẩn đoán cường giáp. Hai nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cường giáp trong thai kỳ là bệnh Grave và cường giáp do hCG gây nhiễm độc giáp thoáng qua.

 

          ♦           Việc phân biệt hai nguyên nhân này có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm chức năng tuyến giáp, ngoài ra, việc đo dòng chảy mạch máu trong tuyến giáp qua siêu âm nên được thực hiện để chẩn đoán bệnh Grave.

 

                      + Lâm sàng: Triệu chứng lâm sàng hai bệnh thường giống nhau, tuy nhiên nếu có bướu giáp hoặc bệnh lý về mắt thì thường là do bệnh Grave hơn. Bướu giáp thường không phải triệu chứng điển hình của cường giáp do hCG, nhưng có thể xuất hiện. Bệnh Grave thường sẽ nhẹ hơn khi ở giai đoạn sau thai kỳ vì nồng độ kháng thể thụ thể TSH (Trab) giảm và có thể do tình trạng kích thích TRabs bị ngăn chặn. Cường giáp do hCG có thể xảy ra thoáng qua trong nửa đầu thai kỳ và thường nhẹ hơn bệnh Grave.

 

                      + Cận lâm sàng: Nếu như triệu chứng lâm sàng không thể phân biệt được thì việc đo nồng độ Trab nên được thực hiện. TRab (+) trong 96-97% trường hợp bệnh Grave, do đó nếu như xuất hiện TRab thì hầu như chẩn đoán xác định bệnh Grave.

 

                      + Hình ảnh học: Siêu âm Doppler tuyến giáp có thể được dùng để phân biệt bệnh Grave (lưu lượng cao) hoặc viêm giáp sau sinh (lưu lượng thấp). Tuy nhiên, đối với cường giáp do hCG thì không rõ.

 

                      Bệnh Grave: Bệnh Grave là một hội chứng bao gồm cường giáp, bướu giáp, bệnh lý về mắt và bệnh lý về da như phù trước xương chày. Thuật ngữ bệnh Grave và cường giáp không đồng nghĩa vì có một số bệnh nhân có thể chỉ có bệnh lý về mắt nhưng không có bệnh lý cường giáp và có nhiều bệnh lý gây bệnh cường giáp ngoài bệnh Grave. Cường giáp là đặc điểm thường thấy nhất trong bệnh lý Grave, do xuất hiện TRabs hoạt hóa thụ thễ TSH làm kích thích tổng hợp hormone tuyến giáp và cũng như tăng kích thước tuyến giáp (bướu giáp).

 

                      Cường giáp do hCG: Trong một thai kỳ bình thường, nồng độ hCG tăng vào giai đoạn đầu sau thụ tinh và đạt đỉnh vào tuần 10-12 thai kỳ. Do sự tương đồng về cấu trúc của hCG và TSH nên hCG có thể kích thích tuyến giáp gây ra cường giáp trong giai đoạn đạt đỉnh của hCG.

 

ĐIỀU TRỊ:

           +           Mục đích: Tạo ra kết cục tốt cho mẹ và thai nhi khi kiểm soát cường giáp. Mục tiêu của việc điều trị làm giảm triệu chứng của cường giáp và ngăn chặn nhược giáp thai nhi vì tuyến giáp thai nhi nhạy với hoạt động của thuốc kháng giáp. Việc điều trị quá liều thuốc kháng giáp thionamide (ATDs) có thể gây ra bướu giáp và nhược giáp bẩm sinh. 

         

           Nồng độ fT4 nên được duy trì trong giới hạn bình thường, nồng độ TSH nên trong khoảng 0,1-0,3mU/L với liều thuốc thấp nhất.

 

4 người cùng gia đình bị ung thư tuyến giáp, 6 dấu hiệu bệnh không được bỏ qua - VietNamNet

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

           +           Chỉ định điều trị: Sản phụ với triệu chứng trung bình hoặc nặng; cường giáp có triệu chứng do bệnh Grave, bệnh lý nguyên bào nuôi thai kỳ cần điều trị cường giấp, adenoma tuyến giáp, bướu giáp đa nhân.

 

           +           Không cần điều trị cường giáp trong các trường hợp sau đây:

                     – Cường giáp không triệu chứng, thoáng qua trong 3 tháng đầu thai kỳ.

                     – Cường giáp có triệu chứng do hCG vì thường bệnh nhẹ và thoáng qua.

                     – Nghén nhiều liên quan đến cường giáp, vì thường nhẹ và triệu chứng giảm khi nồng độ hCG giảm (đặc trưng từ tuần thứ 16-18 thai kỳ). Tuy nhiên, nếu thai phụ nghén nặng, nên bù nước cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch.

 

           +           Các liệu pháp điều trị: Liệu pháp điều trị cường giáp trong thai kỳ thường bị giới hạn do có thể gây kết cục xấu cho thai kỳ. Hầu hết thai kỳ điều trị với thionamides. Cắt tuyến giáp thì có thể dùng ở trong ba tháng giữa nếu như sản phụ không dùng được thionamides.

 

                      – Thionamides: Là phương pháp được ưu tiên đầu tiên trong điều trị cường giáp do bệnh Grave, adenoma tuyến giáp, bướu giáp đa nhân trong thai kỳ. 

 

                      – Ức chế beta: Các thuốc như metoprolol hoặc propranolol (không được dùng atenolol) có thể được  dùng để giảm triệu chứng tăng nhịp tim và run. Các loại thuốc này có thể được dùng để điều trị triệu chứng trong thai trứng hoặc bệnh lý nguyên bào nuôi cho những người không để chờ đợi 3-6 tuần để thionamides kiểm soát cường giáp trước phẫu thuật. Tuy nhiên, không nên dùng ức chế beta kéo dài (hơn 2-6 tuần) vì có thể gây ra thai chậm tăng trưởng trong tử cung và hạ đường huyết đặc biệt là atenolol.

 

Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm | Vinmec

Ảnh minh họa – nguồn internet

 

                      – Cắt tuyến giáp: Thường không nên thực hiện trong lúc mang thai, tuy nhiên có thể xem xét nếu như sản phụ không dùng được ức chế beta do dị ứng hoặc giảm bạch cầu.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  • Douglas S Ross, MD, Hyperthyroidism during pregnancy:Clinical manifestations, diagnosis, cause and Treatment, Uptodate (2020)

 

 

XEM THÊM

VIÊM GIÁP HẬU SẢN(Mở trong cửa số mới)

TẬP THỂ DỤC KHI MANG THAI – An toàn hay không?(Mở trong cửa số mới)

 

Để lại một bình luận