Deprecated: version_compare(): Passing null to parameter #1 ($version1) of type string is deprecated in /home/thodungx/mammi1.thodung.xyz/wp-content/themes/flatsome/inc/classes/class-flatsome-upgrade.php on line 115
BỆNH CƠ TIM HẬU SẢN – Phòng khám sản phụ khoa Mammi – Gò Vấp

BỆNH CƠ TIM HẬU SẢN

Bệnh cơ tim hậu sản là gì?

           Bệnh cơ tim hậu sản hay còn được gọi là bệnh cơ tim chu sản (Peripartum cardiomyopathy-PPCM) là một dạng suy tim hiếm gặp, có thể xảy ra từ tháng cuối thai kỳ cho đến 5 tháng sau khi sinh. PPCM là một dạng suy tim sung huyết, là bệnh ls làm cho trái tim sản phụ to hơn và yếu hơn bình thường. Do tim không thể bơm đủ máu đi nên không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, não và các cơ quan khác.

 

Bệnh cơ tim chu sản | Vinmec

Hình minh họa – nguồn internet

 

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim hậu sản?

           Không có nguyên nhân nào là chắc chắn gây ra bệnh này, tuy nhiên nhiều nghiên cứu về cơ tim của những phụ nữ mắc PPCM cho thấy biểu hiện viêm (sưng và đỏ).

 

           Tình trạng này có thể do một tình trạng nhiễm vi-rút xảy ra trước đó hoặc có thể do đáp ứng bất thường của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, thiếu hụt dinh dưỡng, di truyền, tình trạng co thắt tim hay phá huy những động mạch nhỏ của tim cũng có thể gây ra tình trạng này.

 

Những ai có nguy cơ mắc bệnh cơ tim hậu sản?

           Tuy rằng không thể biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim chu sản, nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nguy cơ mắc PPCM càng tăng khi sản phụ có càng nhiều các yếu tố sau:

           +           Lớn hơn 30 tuổi

           +           Người Mỹ gốc Phi

           +           Thai kỳ đa thai

           +           Từng mắc sản giật hoặc tiền sản giật

           +           Tăng huyết áp

           +           Thiếu máu

           +           Từng lạm dụng chất kích thích như rượu, thuốc giảm đau, ma tuý

           +           Bệnh lý tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống

           +           Hen suyễn

 

 

Biểu hiện của bệnh cơ tim hậu sản là gì?

           Các triệu chứng tương tự như triệu chứng suy tim, đó là:

           +           Khó thở, đặc biệt khó thở khi nằm

           +           Ho

           +           Phù chân, phù mắt cá chân.

           +           Tim đập nhanh

           +           Mệt nhiều

           +           Tĩnh mạch ở cổ nổi lên

           +           Không thể gắng sức hay hoạt động thể lực

 

           Các triệu chứng này thường xuất hiện ở cuối thai kỳ. Tuy nhiên ở bệnh cơ tim hậu sản thì các biểu hiện này trầm trọng hơn khi nó xảy ra trong thai kỳ và năng hơn theo thời gian.

 

Làm sao chẩn đoán bệnh cơ tim hậu sản?

           Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh lý này bằng cách loại trừ những nguyên nhân gây suy tim khác thông qua việc hỏi bệnh, khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra:

           +           Siêu âm tim

           +           Điện tâm đồ

           +           Xét nghiệm máu

           +           Chụp cộng hưởng từ (MRI) tim

 

Siêu âm tim cơ bản: Những điều bạn nên biết | TCI Hospital

Hình minh họa – nguồn internet

 

           Sau khi thực hiện tất cả, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh khi sản phụ có đầy đủ các biều hiện sau:

           +           Tình trạng suy tim xuất hiện trong vòng 1 tháng cuối thai kỳ hoặc trong vòng 5 tháng sau sinh.

           +           Giảm chức năng bơm máu của tim với giá trị phân suất tống máu EF <45% (giá trị EF bình thường là 55-70%)

           +           Không tim thấy một nguyên nhân nào khác có thể gây ra tình trạng suy tim giảm sức co bóp cơ tim này.

 

Bệnh cơ tim hậu sản sẽ được điều trị như thế nào?

           Các bác sĩ điều trị PPCM bằng cách không để lượng dịch dư nào tích tụ trong phổi của sản phụ và giúp tim phục hồi. Có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để điều trị PPCM, một số thuốc an toàn hơn cho phụ nữ đang cho con bú.

           +           Thuốc ức chế men chuyển giúp tim làm việc hiệu quả hơn

           +           Digitalis, là thuốc được chiết xuất từ cây mao địa hoàng, giúp tăng sức co bóp của cơ tim. Thuốc này đã được sử dụng để điều trị suy tim trong hơn 200 năm.

           +           Chẹn thụ thể Beta: giúp tim co bóp chậm hơn.

           +           Thuốc kháng đông: giữ cho máu không bị đông lại bởi vì những bệnh nhân mắc PPCM sẽ dễ bị đông máu hơn.

           +           Thuốc lợi tiểu: giúp cơ thể loại bỏ lượng dịch dư thừa.

 

           Ngoài ra bệnh nhân PPCM cũng cần thực hiện những biện pháp thay đổi lối sống như sau:

           +           Ăn nhạt, giảm lượng muỗi trong thức ăn

           +           Giảm uống và đưa dịch vào cơ thể

           +           Theo dõi cân nặng mỗi ngày, tình trạng tăng cân hơn 1,5kg trong vòng 1-2 ngày mà không rõ nguyên nhân có nghĩ là dịch đang tích tụ trong cơ thể.

           +           Ngưng hút thuốc lá

           +           Không uống rượu bia

 

Người bệnh tim mạch nên ăn gì để kiểm soát bệnh hiệu quả? | VIAM

Hình minh họa – nguồn internet

 

Bệnh cơ tim hậu sản có hồi phục được không?

           Đa số những phụ nữ mắc bệnh này sẽ phục hồi chức năng tim một phần hoặc hoàn toàn. Cần phải tuân thủ và theo dõi sát theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

 

           Một số trường hợp hồi phục chức năng tim một phần sau 6 tháng hoặc lâu hơn, ngược lại một số trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn chỉ trong vòng 2 tuần.

 

           Điều đặc biệt là mức độ nặng của PPCM không ảnh hưởng lên quá trình hồi phục, một số phụ nữ mắc bệnh nặng có EF giảm thấp vẫn phục hồi hoàn toàn.

 

Mắc bệnh cơ tim hậu sản có nên mang thai lần sau nữa hay không?

           +           Nếu muốn có thêm con, thì những phụ nữ mắc bệnh này cần nói cho bác sĩ biết tình trạng bệnh để được bạc bàn về các nguy cơ có thể xảy ra.

 

Phụ nữ bị bệnh tim mang thai phải đối mặt với những nguy hiểm gì?

Hình minh họa – nguồn internet

 

           +           Nếu như chức năng tim của người phụ nữ không hồi phục 100% thì khả năng cao bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn không nên mang thai lần nữa. Bởi vì việc mang thai buộc trái tim làm việc quá sức nên nó có thể làm tình trạng suy tim trầm trọng hơn đến mức cần phải ghép tim hoặc có thể dẫn đến tình trạng đe doạ tính mạng.

 

           +           Thậm chí cả khi chức năng tim đã trở về bình thường, suy tim vẫn có thể xuất hiện khi mang thai lần sau. Do đó, phụ nữ mắc PPCM cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa thai kỳ nguy cơ cao và bác sĩ tim mạch trước khi mang thai một lần nữa.

 

 

Tài liệu tham khảo

https://www.webmd.com/parenting/what-is-postpartum-cardiomyopathy#2

 

 

 

XEM THÊM 

Thai nghén thất bại sớm: dấu hiệu lâm sàng và siêu âm mà bệnh nhân hiếm muộn cần biết(Mở trong cửa số mới)

NONSTRESS TEST(Mở trong cửa số mới)

Phù chân trong thai kỳ – những điều cần lưu ý(Mở trong cửa số mới)

CHĂM SÓC THƯỜNG QUY TRONG THỜI KỲ HẬU SẢN(Mở trong cửa số mới)

Trả lời